SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐUỐI NƯỚC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ĐUỐI NƯỚC.

Thứ ba - 28/05/2024 23:31
SƠ CỨU BỆNH NHÂN ĐUỐI NƯỚC VÀ CÁCH PHÒNG NGỪA ĐUỐI NƯỚC.
Thời tiết nóng nực, oi bức kéo dài , đây cũng là yếu tố khiến tình trạng đuối nước tăng cao vào mùa hè.
-Dưới đây là một số hướng dẫn cách sơ cứu bệnh nhân đuối nước và cách phòng tránh.
Cách sơ cứu:
Đuối nước là một dạng của ngạt thở do nước bị hít vào phổi hoặc tắc đường thở do co thắt thanh quản khi nạn nhân đang ở trong nước. Tình trạng ngưng thở khiến oxy lên máu bị thiếu gây tăng nhịp tim, huyết áp.
Nếu ngừng thở kéo dài từ khoảng 20 giây đến 2 – 5 phút (tùy từng đối tượng) thì có thể khiến nhịp tim chậm dần, rối loạn nhịp, ngưng thở hẳn dẫn đến tử vong.
Vậy nên, để cứu sống nạn nhân, thời điểm vàng sơ cứu trong vòng 1 – 4 phút đầu tiên khi bị chìm trong nước. Đồng thời xử lý tốt các chấn thương kèm theo, thường là chấn thương đầu và cột sống.
*cách sơ cứu bệnh nhân đuối nước cần được tiến hành theo 5 bước sau:
- Bước 1: Phải nhanh chóng đưa nạn nhân lên bờ bằng mọi cách. Đặt nạn nhân lên mặt phẳng cứng, ngửa cổ nạn nhân ra sau.

Cách sơ cứu khi bị đuối nước. Sơ cứu người đuối nước cần thực hiện theo đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ

- Bước 2: Kiểm tra xem nạn nhân còn thở không bằng cách quan sát lòng ngực có di động hay không. Lưu ý, phải để nạn nhân ở chỗ thoáng khí.
Nếu nạn nhân có dấu hiệu ngưng thở thì nhanh chóng thực hiện hô hấp nhân tạo: đặt nạn nhân nằm ưỡn cổ và nghiêng mình sang bên trái, dùng gạc hay khăn vải lau sạch dãi, chất thải hoặc dị vật ở miệng, mũi.
Sau đó thực hiện hà hơi thổi ngạt cho nạn nhân. Sau 5 lần hô hấp nhân tạo khi bắt mạch mà tim vẫn ngừng đập thì tiến hành ép tim ngoài lồng ngực.

- Bước 3: Sau khi hô hấp nhân tạo mà mạch vẫn ngừng đạp thì người cấp cứu cần tiến hành ép tim ngoài lồng ngực. Nếu không bắt được mạch thì cần hô hấp nhân tạo kèm theo ép tim ngoài lồng ngực theo công thức 15:2 (tức là ép tim 15 lần thì thổi ngạt 2 lần).

- Bước 4: Khi nạn nhân tỉnh lại sẽ nôn ra nhiều nước, lúc này cần đặt nạn nhân ở tư thế nằm nghiêng, kê cao gối hai bên vai, nới rộng quần áo để tránh ngạt thở.

- Bước 5:.Nhanh chóng đưa nạn nhân đến cơ sở y tế ngay cả khi nạn nhân có vẻ như bình thường hoặc đã hồi phục hoàn toàn sau sơ cứu vì nguy cơ khó thở thứ phát có thể xảy ra vài giờ sau ngạt nước.

Phòng ngừa đuối nước:
Không cho trẻ tắm sông, ao, hồ, biển, ... hoặc những nơi không người quản lý trông nom trẻ
Không để trẻ nhỏ một mình ở nhà, đậy kín các vật chứa nước trong nhà
Không cho trẻ chơi một mình gần ao, hồ, kênh, rạch, sông: luôn có người lớn đi theo
Không cho bệnh nhân động kinh bơi
Nên hướng dẫn tập bơi, cho trẻ học bơi
Nhà trường lưu ý dặn dò học sinh cuối năm nghỉ hè về vấn đề đi bơi, hay chèo thuyền vùng sông nước rất nguy hiểm, không an toàn, cần có sự giám sát

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

Giới thiệu Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang

Hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế tỉnh Bắc Giang, ngày một nâng cao vị thế của mình với đầy đủ các chuyên khoa như : Khoa Khám Bệnh, Khoa Cận Lâm Sàng, Khoa Liên Chuyên...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay582
  • Tháng hiện tại25,968
  • Tổng lượt truy cập239,911
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây