Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường

Thứ sáu - 30/06/2023 00:03
Ngày 16/7/2020 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3087/QĐBYT ngày 16/7/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường”; Công văn số 1374/KCB-NV ngày 02/11/2021 về việc thực hiện mã hóa “tiền đái tháo đường” theo ICD-10.
images (1)
images (1)

Ngày 16/7/2020 Bộ trưởng Bộ Y tế đã ban hành Quyết định số 3087/QĐBYT ngày 16/7/2020 về việc ban hành tài liệu chuyên môn “Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị tiền đái tháo đường”; Công văn số 1374/KCB-NV ngày 02/11/2021 về việc thực hiện mã hóa “tiền đái tháo đường” theo ICD-10.

Ngày 21/6, Sở Y tế đã có văn bản yêu cầu các đơn vị nghiên cứu và triển khai thực hiện những nội dung tại các văn bản nêu trên theo đúng quy định.

Tiền đái tháo đường (ĐTĐ) là tình trạng bệnh lý khi nồng độ glucose máu cao hơn bình thường nhưng chưa đạt tiêu chí chẩn đoán ĐTĐ, bao gồm những người rối loạn glucose máu lúc đói, hoặc rối loạn dung nạp glucose (RLDNG), hoặc tăng HbA1c. Tiền ĐTĐ là giai đoạn trung gian giữa người bình thường và ĐTĐ típ 2. Khoảng 5-10% người tiền ĐTĐ sẽ trở thành ĐTĐ hàng năm và tổng cộng 70% người tiền ĐTĐ sẽ thành ĐTĐ thực sự. Tiền ĐTĐ liên quan với các yếu tố nguy cơ giống như bệnh ĐTĐ: thừa cân, béo phì, rối loạn lipid máu, tăng huyết áp, ít hoạt động thể lực... Cơ chế bệnh sinh: gồm nhiều yếu tố tác động bao gồm các gen nguy cơ, kháng insulin, tăng nhu cầu tiết insulin, ngộ độc glucose, ngộ độc lipid, rối loạn tiết/giảm hoạt động incretin, tích luỹ amylin, giảm khối lượng tế bào bê ta tuyến tuỵ… kết cục làm giảm chức năng tế bào bê ta tiến triển. Mức độ giảm tiết insulin và đề kháng insulin xuất hiện từ rất sớm, trước khi được chẩn đoán ĐTĐ khoảng 13 năm, và tăng dần theo thời gian. Do đó việc phát hiện sớm và can thiệp điều trị tích cực người mắc tiền ĐTĐ sẽ giúp giảm tỉ lệ mắc ĐTĐ típ 2 và dự phòng các biến chứng tim mạch và biến chứng khác do tăng glucose máu (cả tăng lúc đói và sau ăn). Trong Bảng phân loại thống kê quốc tế về bệnh tật và các vấn đề sức khỏe có liên quan, phiên bản lần thứ 10 (ICD10), tiền ĐTĐ có mã bệnh là: R73.0 Tỷ lệ mắc: Theo Liên đoàn ĐTĐ quốc tế (IDF) năm 2019 toàn thế giới có 373,9 triệu người trong độ tuổi từ 20-79 có RLDNG (tương ứng với 7,5%). Dự báo đến năm 2045, con số này sẽ tăng lên 548,4 triệu (8,6%), trong đó gần một nửa (48,1%) dưới 50 tuổi. Ở Việt Nam, theo báo cáo của IDF 2019, tỉ lệ người bị RLDNG chiếm 8,6%, tương đương 5,3 triệu người, gấp 1,4 lần so với bệnh nhân ĐTĐ.

Chẩn đoán tiền ĐTĐ khi có một trong các rối loạn sau đây: Rối loạn glucose máu lúc đói (impaired fasting glucose: IFG): Glucose huyết tương lúc đói từ 100 - 125 mg/dL (5,6 - 6,9 mmol/L). (glucose máu lúc đói là xét nghiệm sau bữa ăn uống cuối cùng ít nhất 8 giờ), hoặc rối loạn dung nạp glucose (impaired glucose tolerance: IGT): Glucose huyết tương sau 2 giờ từ 140 - 199 mg/dL (7,8 – 11,0 mmol/L) khi làm nghiệm pháp dung nạp glucose (NPDNG) bằng đường uống với 75 g glucose , hoặc HbA1c: 5,7 – 6,4%.

Khuyến cáo làm xét nghiệm để tầm soát, phát hiện ĐTĐ hoặc tiền ĐTĐ ở người lớn không có triệu chứng, biểu hiện lâm sàng. Người trưởng thành ở bất kỳ tuổi nào có thừa cân hoặc béo phì (BMI ≥ 23 kg/m2) và có kèm một trong số các yếu tố nguy cơ sau: Có người thân đời thứ nhất ( bố mẹ, anh chị em ruột, con đẻ ) bị ĐTĐ; Tiền sử bệnh tim mạch do xơ vữa động mạch; Tăng huyết áp (HA ≥ 140/90 mmHg, hoặc đang điều trị THA); HDL cholesterol < 35 mg/dL (0,9mmol/l) và/hoặc triglyceride >250mg/dL (2,8mmol/l); Phụ nữ bị hội chứng buồng trứng đa nang; Ít hoạt động thể lực; Các tình trạng lâm sàng khác liên quan với kháng insulin (như béo phì nặng, dấu gai đen (acanthosis nigricans). Phụ nữ đã được chẩn đoán ĐTĐ thai kỳ cần theo dõi lâu dài, xét nghiệm ít nhất mỗi 3 năm. Tất cả mọi người từ tuổi 45 trở lên. Nếu các kết quả bình thường, xét nghiệm sẽ được làm lại trong vòng 1- 3 năm sau hoặc ngắn hơn tùy theo kết quả ban đầu và các yếu tố nguy cơ.

Các bước thăm khám: Các bước khám lâm sàng cần chú ý ở người tiền ĐTĐ ngoài khám tổng thể: Đánh giá thể trạng bằng chỉ số BMI (dựa vào chiều cao, cân nặng) và vòng eo; Phát hiện các biểu hiện của tổn thương cơ quan đích (nếu có): Khám thần kinh và khả năng nhận thức; Khám tim: nghe tiếng tim, phát hiện tiếng thổi ở tim và động mạch cảnh; Khám mạch ngoại biên, so sánh huyết áp 2 cánh tay; Tổn thương đáy mắt.

Các xét nghiệm thường quy cho người tiền ĐTĐ: Hemoglobin; Glucose máu khi đói; HbA1c; Bilan lipid máu: cholesterol toàn phần, LDL-C, HDL-C, triglycerides; Axit uric, creatinine máu và mức lọc cầu thận ước tính; Xét nghiệm SGOT/SGPT máu; Xét nghiệm nước tiểu tìm albumin niệu; Điện tâm đồ đủ 12 chuyển đạo. Chỉ định làm nghiệm pháp dung nạp glucose khi: Glucose máu lúc đói < 5,6 mmol/L hoặc HbA1c.

Tác giả: Quản trị viên

Nguồn tin: syt.bacgiang.gov.vn

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay524
  • Tháng hiện tại3,298
  • Tổng lượt truy cập338,143
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây