Hội chứng ruột kích thích

Thứ tư - 16/08/2023 22:43
Hội chứng ruột kích thích (IBS – trước đây gọi là rối loạn chức năng đường tiêu hóa [GI]) là một rối loạn tương tác ruột-não. Không có nguyên nhân thực thể nào có thể được tìm thấy trong các xét nghiệm, nghiên cứu chẩn đoán hình ảnh và sinh thiết. Các yếu tố cảm xúc, chế độ ăn uống, thuốc hoặc hormone có thể thúc đẩy hoặc làm trầm trọng thêm các triệu chứng đường tiêu hóa. Trong lịch sử, rối loạn này thường được coi hoàn toàn do căn nguyên tâm lý. Mặc dù các yếu tố tâm lý xã hội có thể có liên quan, IBS được hiểu rõ hơn là sự kết hợp của các yếu tố sinh lý và tâm lý xã hội.
hội chứng ruột kích thích
hội chứng ruột kích thích
Các yếu tố sinh lý
Có nhiều yếu tố sinh lý dường như liên quan đến các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích. Những yếu tố này bao gồm
  • Tăng độ nhạy cảm của ruột (tăng cảm giác đau nội tạng): cảm giacs đau tăng lên mặc dù lượng phân và lượng khí trong ruột không tăng.
  • Thay đổi nhu động ruột: tăng nhu động ruột gây tình trạng phân lỏng hoặc giảm nhu động ruột gây táo bón.
  • Các yếu tố tâm lý xã hội

    Trầm cảm là vấn đề phổ biến ở bệnh nhân hội chứng ruột kích thích, đặc biệt là ở những người cần điều trị. Các rối loạn giấc ngủ cũng có thể gặp song hành
    DẤU HIỆU IBS
    Hội chứng ruột kích thích có xu hướng bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên và những năm 20 tuổi, gây ra các triệu chứng tái phát theo chu kỳ không đều. Khởi phát ở tuổi trưởng thành cũng có thể có nhưng ít gặp hơn. Các triệu chứng của hội chứng ruột kích thích hiếm khi ảnh hưởng đến giấc ngủ của bệnh nhân. Các triệu chứng thường bị kích hoạt bởi thức ăn hoặc căng thẳng.
    Bệnh nhân có triệu chứng đau bụng, thường gặp vùng bụng dưới, đau âm ỉ hoặc từng cơn, liên quan đến đại tiện. Bên cạnh đó, tình trạng đau bụng còn liên quan đến số lần đại tiện (tăng lên trong hội chứng ruột kích thích với tiêu chảy, giảm trong hội chứng ruột kích thích với táo bón) và độ cứng của phân (ví dụ lỏng hoặc thành khuôn và rắn). Tình trạng đau hoặc cảm giác khó chịu liên quan đến đại tiện thường có xu hướng xuất phát từ căn nguyên ở đường ruột; những trường hợp đó có liên quan đến tập luyện, vận động, đi tiểu tiện hay chu kỳ kinh thường có căn nguyên khác.
    Mặc dù tính chất đại tiện thường không thay đổi ở phần lớn bệnh nhân, cũng không hiếm gặp các trường hợp người bệnh có táo bón xen kẽ với tiêu chảy. Bệnh nhân cũng có thể có các triệu chứng đại tiện bất thường (khó đi, mót rặn hay cảm giác đi đại tiện không hết phân), phân có nhày máu hoặc phàn nàn về cảm giác căng hoặc chướng bụng. Nhiều bệnh nhân cũng có các triệu chứng khó tiêu. Triệu chứng ngoài ruột (ví dụ, mệt mỏi, đau mỏi cơ, rối loạn giấc ngủ, đau đầu mạn tính) cũng phổ biến.
    CHẨN ĐOÁN IBS
  • Dựa vào lâm sàng, theo tiêu chuẩn Rome
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm hạn chế
  • Các xét nghiệm khác cho bệnh nhân có dấu hiệu báo động đỏ
  • Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích dựa trên bệnh sử, các đặc điểm cụ thể của ruột, thời gian và tính chất của cơn đau, và không có dấu hiệu đỏ, và khám thực thể tập trung.

    Các dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm:

    Các xét nghiệm chẩn đoán cần được thực hiện tích cực khi người bệnh có các dấu hiệu nguy hiểm ngay khi thăm khám ban đầu hay tại bất kỳ thời điểm nào sau khi đã có chẩn đoán:
  • Tuổi cao
  • Sụt cân
  • Chảy máu trực tràng
  • Thiếu máu thiếu sắt
  • Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư ruột kết, bệnh viêm ruột hoặc bệnh celiac
  • Tiêu chảy vào ban đêm
  • ĐIỀU TRỊ IBS
  • Hỗ trợ và thấu hiểu
  • Chế độ ăn thông thường, tránh các loại thực phẩm có ga và dễ gây tiêu chảy
  • Tăng lượng chất xơ và hydrat hóa trong trường hợp táo bón
  • Điều trị nội khoa theo các triệu chứng chính
  • Điều trị tâm lý:

    Điều trị tập trung vào các triệu chứng cụ thể. Bệnh nhân cần được giáo dục về tình trạng này và được trấn an sau khi làm các xét nghiệm thích hợp rằng họ không mắc một bệnh lý nặng hoặc đe dọa tính mạng nào.
    Hoạt động thể chất thường xuyên giúp giảm căng thẳng và hỗ trợ chức năng ruột, đặc biệt là ở những bệnh nhân bị táo bón.

    Chế độ ăn:

    Nói chung, có thể tuân theo chế độ ăn bình thường. Các bữa ăn không nên quá nhiều và ăn chậm và đúng giờ giấc. Những bệnh nhân bị chướng bụng và đầy hơi không nên ăn thức ăn khó tiêu, giảm lượng đường trong thực phẩm và hạn chế ăn đồ chế biến sẵn. Bệnh nhân có tình trạng không dung nạp lactose nên giảm lượng sữa và các sản phẩm sữa. Thêm vào đó, chế độ ăn ít chất béo có thể giảm triệu chứng đau bụng sau ăn.
    Bệnh nhân nên được khuyến khích uống nhiều nước. Bổ sung chất xơ tan trong nước ( nhiều trong hạt và trái cây như bơ, chuối, các loại đậu, yến mạch, lúa mạch,…) có thể làm mềm phân và cải thiện táo bón. Tuy nhiên, sử dụng quá nhiều chất xơ có thể dẫn đến đầy hơi và tiêu chảy, vì vậy liều lượng chất xơ phải theo cá nhân.

    Thuốc nội khoa:

    Khi bệnh nhân có các triệu chứng đau bụng quá mức gây khó chịu và ảnh hưởng đến cuộc sống, bác sỹ có thể cần kê thêm thuốc có tính chất giảm đau, giảm nhu động ruột, từ đó sẽ làm giảm triệu chứng đau ở bệnh nhân.






     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập12
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay604
  • Tháng hiện tại13,806
  • Tổng lượt truy cập283,695
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây