NHỮNG THÔNG TIN VỀ CA TỬ VONG DO MẮC CÚM A(H5N1) TẠI KHÁNH HÒA

Thứ ba - 26/03/2024 03:52
Theo bộ Y tế, đây là trường hợp mắc cúm A(H5N1) thứ 2 kể từ năm 2014 sau nhiều năm không ghi nhận trường hợp mắc bệnh trên người tại Việt Nam.
NHỮNG THÔNG TIN VỀ CA TỬ VONG DO MẮC CÚM A(H5N1) TẠI KHÁNH HÒA
Trường hợp mắc cúm A(H5N1) tử vong là nam, 21 tuổi, sinh sống tại thôn Tân Ninh, xã Ninh Trung, thị xã Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa.
Theo kết quả điều tra dịch tễ, vào dịp trước và sau Tết Nguyên đán 2024, bệnh nhân có đi bẫy chim hoang dã ở gần khu vực bệnh nhân sinh sống; xung quanh khu vực gia đình bệnh nhân sinh sống không có hiện tượng gia cầm ốm, chết.
Bệnh khởi phát với những triệu chứng cơ bản và dần chuyển biến nguy kịch:
11/3/2024: Bệnh nhân xuất hiện triệu chứng sốt, ho và tự điều trị nhưng các triệu chứng không thuyên giảm.
16-17/3/2024: Bệnh nhân đến khám và điều trị tại Trung tâm Y tế Ninh Hòa vào, sau đó bệnh nhân được chuyển đến Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa điều trị với chẩn đoán viêm phổi.
19/3/2024: Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Khánh Hòa đã lấy mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân để xét nghiệm
20/3/2024: Kết quả xét nghiệm ban đầu cho thấy bệnh nhân dương tính với cúm A/H5
22/3/2024: Kết quả khẳng định của Viện Pasteur Nha Trang xác định bệnh nhân dương tính với cúm A(H5N1).
23/3/2024: Bệnh nhân tử vong do bệnh diễn biến nặng
Bệnh cúm gia cầm trên người hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cũng như chưa có vaccine phòng bệnh. Hiện tại chưa có bằng chứng cho thấy cúm A(H5N1) lây từ người sang người, virus A(H5N1) là chủng cúm độc lực cao, người bị nhiễm thường diễn tiến nặng và tử vong với tỷ lệ cao (khoảng 50%).
Để chủ động phòng, chống dịch cúm A(H5N1) lây từ gia cầm sang người, người dân cần thực hiện tốt các biện pháp sau:
1. Không ăn gia cầm, các sản phẩm gia cầm ốm, chết và không rõ nguồn gốc; đảm bảo ăn chín, uống sôi; rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn.
2. Không giết mổ, vận chuyển, mua bán gia cầm và sản phẩm gia cầm không rõ nguồn gốc.
3. Khi phát hiện gia cầm ốm, chết tuyệt đối không được giết mổ và sử dụng mà phải thông báo ngay cho chính quyền địa phương và đơn vị thú y trên địa bàn.
4. Hạn chế tiếp xúc, giết mổ, ăn các loại động vật hoang dã, đặc biệt là chim.
5. Khi có biểu hiện cúm như sốt, ho, đau ngực, khó thở có liên quan đến gia cầm phải đến ngay cơ sở y tế để được tư vấn, khám và điều trị kịp thời.
Hiện nay, tại Việt Nam xuất hiện 6 ổ dịch rải rác các tỉnh thành. Thời tiết chuyển mùa thay đổi bất thường là điều kiện thuận lợi cho các loại mầm bệnh phát triển. Bộ Y tế nhận định, trong thời gian tới vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm cúm gia cầm sang người. Do vậy, chúng ta cần chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân theo đúng các biện pháp trên.
Khi xuất hiện các triệu chứng về sức khỏe, nhanh chóng đến các cơ sở y tế để được chẩn đoán và xử lý kịp thời. Để nhận được sự hỗ trợ từ Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang, Quý khách hàng vui lòng liên hệ CSKH: 0325.255.688 hoặc Hotline: 0913.073.070

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập11
  • Hôm nay604
  • Tháng hiện tại13,793
  • Tổng lượt truy cập283,682
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây