Cổng thông tin điện tử Công ty Cổ phần Y dược Tân Trường Sinhhttps://benhvienhanoibacgiang.com.vn/uploads/logo-benh-vien.png
Thứ năm - 03/10/2024 23:14
Bạn có đang gặp phải cơn đau khuỷu tay kéo dài, gây khó chịu trong sinh hoạt hàng ngày? Đó rất có thể là dấu hiệu của bệnh viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay - một tình trạng phổ biến, nhưng thường bị bỏ qua. Bệnh gây ra bởi tổn thương tích tụ do lặp đi lặp lại động tác tại khuỷu tay.Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng để ngăn ngừa bệnh tái phát, chúng ta hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây
1.Viêm điểm bám gân lồi ngoài xương cánh tay là gì? Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay (lateral epicondylitis) thường được biết đến với tên gọi "Tennis Elbow", là một tình trạng phổ biến gây ra đau và viêm ở khu vực xung quanh lồi cầu ngoài của xương cánh tay. Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này là do sử dụng quá mức các gân duỗi ở cẳng tay. Những động tác lặp đi lặp lại như duỗi cổ tay kết hợp với động tác ngửa và sấp tay sẽ gây ra những vi tổn thương và làm thoái hóa các gân này. Quá trình thoái hóa này kéo dài sẽ gây ra tình trạng viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay và gây ra nhiều đau đớn cho người bệnh. Cấu trúc gân vùng khuỷu tay Khớp khuỷu tay là một khớp phức tạp bao gồm ba xương chính: xương cánh tay (humerus), xương quay (radius) và xương trụ (ulna). Lồi cầu, thuộc đoạn dưới của xương cánh tay, là chỗ lồi xương hai bên khuỷu tay. Lồi cầu ở phía ngoài, thường được gọi là lồi cầu ngoài, là điểm bám của nhiều gân và dây chằng quan trọng. Cơ, dây chằng và gân giữ vai trò quan trọng trong việc giữ khớp khuỷu và cánh tay lại với nhau, đảm bảo sự ổn định và linh hoạt của khớp. Gân duỗi cổ tay quay ngắn là một trong những gân quan trọng vùng khuỷu và thường bị viêm trong trường hợp viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay. Gân này chịu trách nhiệm chính cho việc duỗi cổ tay và ngón tay, và do đó thường xuyên phải chịu áp lực lớn từ các hoạt động hàng ngày và vận động thể thao. Khi khuỷu tay uốn cong và duỗi thẳng, gân cọ xát vào lồi cầu ngoài có thể gây ra sự mài mòn dần dần của gân theo thời gian. Tỷ lệ mắc bệnh trong cộng đồng khoảng 1 – 3% dân số với tuổi thường mắc từ 40 – 50. Bệnh tuy không nguy hiểm nhưng nếu không được điều trị đúng cách bệnh điều trị sẽ kéo dài và dễ tái phát. Bệnh có thể kéo dài từ vài tuần, vài tháng hoặc hàng năm, trung bình từ 6 tháng đến 2 năm. 2.Nguyên nhân gây bệnh -Lạm dụng quá mức các gân duỗi Một trong những nguyên nhân gây viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay chính là lạm dụng quá mức, thường thấy ở các vận động viên chơi quần vợt. Các động tác lặp đi lặp lại và mạnh mẽ trong môn thể thao này gây áp lực lớn lên các gân duỗi ở cẳng tay, dẫn đến viêm. -Việc lặp đi lặp lại các động tác Không chỉ các vận động viên, những người thực hiện các hoạt động hàng ngày đòi hỏi sự lặp đi lặp lại và mạnh mẽ của cơ cẳng tay hoặc duỗi cổ tay và bàn tay cũng có nguy cơ bị viêm lồi cầu ngoài khuỷu tay. Các nghề nghiệp như thợ sơn, thợ ống nước và thợ mộc thường phải thực hiện các động tác này liên tục, làm tăng nguy cơ viêm gân. -Do tuổi tác Tuổi tác cũng là một yếu tố quan trọng. Hầu hết những người bị viêm lồi cầu ngoài khuỷu tay đều trong độ tuổi từ 30 đến 50, mặc dù bất kỳ ai cũng có thể mắc phải nếu có các yếu tố nguy cơ. -Không rõ nguyên nhân Có nhiều trường hợp viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay không rõ nguyên nhân. Trong những trường hợp này, viêm có thể xuất hiện mà không có một nguyên nhân cụ thể nào được xác định. 3.Các triệu chứng của bệnh Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay thường phát triển từ từ, và các triệu chứng sẽ dần trở nên nghiêm trọng hơn trong vài tuần hoặc vài tháng dù trước đó bạn không hề gặp chấn thương nào. Những triệu chứng phổ biến bao gồm:
Đau hoặc cảm giác nóng rát: Bạn có thể cảm thấy đau hoặc nóng rát ở phía ngoài của khuỷu tay.
Sức nắm yếu: Bạn sẽ nhận thấy sức nắm của mình yếu đi, khiến việc cầm nắm các vật dụng trở nên khó khăn.
Đau vào ban đêm: Đôi khi cơn đau có thể làm bạn khó ngủ vào ban đêm.
Những hoạt động hàng ngày như cầm vợt, vặn cờ lê, hay bắt tay đều có thể làm cơn đau trở nên nghiêm trọng hơn. Thường thì cánh tay thuận của bạn sẽ bị ảnh hưởng nhiều nhất, nhưng cả hai cánh tay đều có khả năng bị viêm, gây khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Bệnh có gây ra biến chứng không? Các biến chứng của viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay có thể bao gồm tái phát chấn thương khi hoạt động bình thường được tiếp tục, đứt gân do tiêm steroid lặp đi lặp lại và thất bại trong cải thiện bằng điều trị bảo tồn.
4. CHẨN ĐOÁN Chẩn đoán xác định Chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm sàng có những biểu hiện như|: - Đau ở vùng lồi cầu ngoài xương cánh tay, có thể lan xuống cẳng tay và mặt mu của cổ tay. Đau xuất hiện tự nhiên hoặc khi làm một số động tác như duỗi cổ tay, lắc, nâng một vật, mở cửa... Giảm khả năng duỗi cổ bàn tay và khả năng cầm nắm. Đau có thể kéo dài vài tuần cho đến vài tháng. -Ấn tại lồi cầu hoặc canh lồi cầu ngoài xương cánh tay có điểm đau chói. Đôi khi có thể thấy sưng nhẹ tại chỗ. Đau xuất hiện hoặc tăng lên khi thực hiện các động tác đối kháng ở tư thế duỗi cổ tay và ngửa bàn tay hoặc nâng vật nặng. - Các động tác vận động khớp khuỷu trong giới hạn bình thường. -Qua các xét nghiệm cận lâm sàng Các phương tiện chẩn đoán hình ảnh hiếm khi cần thiết để chẩn đoán. Bác sĩ có thể đề nghị thêm các xét nghiệm để loại trừ các nguyên nhân khác gây đau khuỷu tay của bạn.
Chụp X-quang: X-quang cung cấp hình ảnh rõ nét của các cấu trúc đặc, chẳng hạn như xương. Chúng có thể được thực hiện để loại trừ viêm khớp ở khuỷu tay.
Chụp cộng hưởng từ (MRI): Chụp MRI cung cấp hình ảnh của các mô mềm trong cơ thể, bao gồm cả cơ và gân. Bác sĩ có thể yêu cầu chụp MRI để xác định mức độ tổn thương trong gân hoặc loại trừ các chấn thương khác. Nếu nghi ngờ triệu chứng liên quan đến vấn đề ở cổ, MRI cổ có thể được yêu cầu để xem xét tình trạng thoát vị đĩa đệm hoặc viêm khớp cổ, những vấn đề này cũng có thể gây đau cánh tay.
Điện cơ (EMG): Bác sĩ của bạn có thể yêu cầu đo điện cơ để loại trừ chèn ép thần kinh. Nhiều dây thần kinh có đường đi ngang qua khuỷu tay. Khi bị chèn ép chúng có thể gây ra các triệu chứng tương tự viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài.
5.ĐIỀU TRỊ VIÊM ĐIỂM BÁM GÂN LỒI CẦU NGOÀI XƯƠNG CÁNH TAY 1.Nguyên tắc điều trị - Tránh những động tác có thể gây nặng bệnh – Điều trị bảo tồn chính. – Có thể cân nhắc phẫu thuật khi điều trị bảo tồn thất bại. 2.Phác đồ điều trị - Giáo dục bệnh nhân. - Vật lý trị liệu. - Dùng thuốc. - Điều trị phẫu thuật. 3.Điều trị cụ thể - Nghỉ ngơi, chườm lạnh, giảm đau NSAID, tập căng cơ duỗi - Thay đổi sinh hoạt hàng ngày - Nẹp khuỷu tay quần vợt (phản lực) - Sau đó, tập các bài tập đối kháng Điều trị thông qua tiếp cận hai giai đoạn. - Giai đoạn 1: Nghỉ ngơi, giảm đau NSAID, tập căng cơ duỗi. Đôi khi tiêm corticosteroid vào vị trí đau gân. - Giai đoạn 2: Khi cơn đau giảm xuống, tập đối kháng nhẹ nhàng cơ gấp và duỗi cẳng tay qua các bài tập kháng lực cân bằng, không cân bằng. Tập đối kháng cơ gấp cẳng tay
Tập đối kháng cơ duỗi cẳng tay
Nên tránh các động tác gây đau như duỗi cổ tay hoặc sấp cổ tay. Nên dùng nẹp băng chun cố định gân duỗi dưới khớp khuỷu. Điều chỉnh phù hợp kích thước của vợt giúp hạn chế thêm tổn thương. Mặc dù ít khi phải phẫu thuật, chỉ định mổ đặt ra nhằm mục đích cắt bỏ phần gân thoái hóa, gân dính dây sẹo. Phẫu thuật chỉ định khi điều trị nội khoa 9 - 12 tháng thất bại, bệnh nhân nên được giải thích phẫu thuật có thể không cải thiện triệu chứng nhiều.
Các bài tập để giảm viêm mỏm lồi cầu ngoài - Dạng và duỗi ngón tay, có kháng cự và có bột bả + Làm phẳng bột bả trên bàn. + Gập (cuộn tròn) các ngón tay lại và để trên bột bả. + Duỗi và giạng (xòe) các ngón tay. + Thực hiện 3 hiệp, mỗi hiệp 10 lần lặp lại, 1 lần tập mỗi ngày. + Bắt đầu với bột bả ít lực cản nhất + Cũng có thể thực hiện bài tập bằng cách sử dụng dây cao su để tạo lực cản quanh các ngón tay - Giáo dục bệnh nhân + Nhằm giúp cho người bệnh hiểu rõ về bệnh, hạn chế và tránh các động tác có thể gây bệnh hoặc làm nặng bệnh. Khuyên bệnh nhân giảm các hoạt động duỗi mạnh và ngửa cổ tay. + Điều trị vật lý + Xoa bóp, điện phân, sóng ngắn, laser lạnh, băng chun hỗ trợ ở cẳng tay trong lao động, băng cẳng tay dưới khuỷu tay 2,5 – 5cm để làm giảm sự căng cơ duỗi ở nơi bám vào lồi cầu.
Điều trị chống viêm - Thuốc chống viêm không steroid: dùng dạng gel bôi tại chỗ (diclofenac, profenid) hoặc đường uống (Diclofenac, Felden, Meloxicam, Celecobxib...), Cần chú ý đến cơ địa người bệnh và các bệnh mạn tính sẵn có để lựa chọn thuốc cho phù hợp. -Trường hợp đau nặng hoặc đau dai dẳng dùng corticosteroid tiêm tại chỗ. Thường sử dụng Depo–medrol hoặc bethamethasone (Diprospan) 1/2ml tiêm tại chỗ. Chỉ nên tiêm một lần và nếu phải tiêm nhắc lại thì cách ít nhất 3 tháng. Phương pháp này có hiệu quả tốt, tuy nhiên không bền vững. Tiêm nhiều lần có thể gây tổn thương chỗ bám của gân và có thể gây các biến chứng như teo da tại chỗ tiêm, nhiễm trùng bạch biển... Luôn khuyến khích bệnh nhân hạn chế vận động để bảo tồn kết quả. -Điều trị phẫu thuật Chỉ định khi các biện pháp điều trị bảo tồn thất bại. Một số kỹ thuật được áp dụng như: Cắt bỏ tổ chức mủn nát ở gốc của gân duỗi, giải phóng gân cơ duỗi từ mỏm lồi cầu. Cắt gân cơ duỗi, kéo dài và tạo hình chữ Z đề ngăn hoạt động của các cơ duỗi. Mặc dù ít khi phải phẫu thuật, chỉ định mổ đặt ra nhằm mục đích cắt bỏ phần gân thoái hóa, gân dính dây sẹo. Phẫu thuật chỉ định khi điều trị nội khoa 9 - 12 tháng thất bại, bệnh nhân nên được giải thích phẫu thuật có thể không cải thiện triệu chứng nhiều 6.Biện pháp phòng ngừa Viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài xương cánh tay hoàn toàn có thể được chủ động ngăn ngừa từ sớm thông qua việc thay đổi thói quen hàng ngày. Một số hướng dẫn hữu ích như:
Tăng cường sức mạnh và khả năng linh hoạt của cánh tay, cổ tay bằng cách duy trì thói quen tập tạ nhẹ.
Luôn luôn khởi động và căng cơ trước khi tập luyện thể dục thể thao, đặc biệt là các hoạt động liên quan đến việc thực hiện lặp đi lặp lại những chuyển động giống nhau.
Hạn chế tối đa việc thực hiện các động tác lặp đi lặp lại.
Sử dụng dụng cụ thể thao có thích thước phù hợp và vừa vặn với tay cầm, đặc biệt là các loại vợt.
7.Chăm sóc và phục hồi Khi bị viêm gân khuỷu tay, người bệnh nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán, điều trị và hồi phục nhanh chóng. Ngoài ra, việc chăm sóc tại nhà cũng vô cùng quan trọng, sẽ giúp kiểm soát cơn đau hiệu quả đồng thời đẩy nhanh thời gian chữa lành. Cụ thể như sau:
Để khuỷu tay nghỉ ngơi nhiều nhất có thể.
Ngưng chơi bộ môn thể thao khiến tình trạng viêm nặng hơn, thay vào đó hãy thử một loại hình phù hợp khác.
Tập chuyển động cơ vai và bắp tay nhẹ nhàng để giảm căng thẳng ở khuỷu tay nhưng cố gắng không duỗi thẳng hoặc uốn cong cánh tay.
Giảm đau bằng thuốc không kê đơn theo tư vấn từ bác sĩ.
Chườm vết thương bằng đá lạnh để giảm sưng đau, tốt nhất là 15 phút/lần và lặp lại vài lần trong ngày.
Sử dụng nẹp theo tư vấn của bác sĩ.
Thực hiện vật lý trị liệu theo tư vấn của chuyên gia.
Hiện tại, tại khoa Y học cổ truyền -Phục hồi chức năng Bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Nội - Bắc Giang.Với đội ngũ y bác sỹ y học cổ truyền, phục hồi chức năng có nhiều năm kinh nghiệm về điều trị và tiếp thu những kỹ thuật mới trong điều trị bệnh đã điều trị khỏi cho nhiều lượt bệnh nhân viêm điểm bám gân lồi cầu ngoài nói riêng và các bệnh khác nói chung. Kết hợp Bệnh viện được đầu tư trang bị những phương tiện chẩn đoán và điều trị bệnh hiện đại như máy chụp cộng hưởng từ MRI giúp cho việc chẩn đoán chính xác hơn luôn là điểm đến tin cậy của mọi người.
Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...
ĐẶT LỊCH KHÁM
ĐẶT LỊCH KHÁM
Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại