NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP

Thứ hai - 21/10/2024 23:12
Cường giáp hay nhiễm độc giáp là hội chứng gây ra do tình trạng tăng quá mức hormon tuyến giáp.
NGUYÊN NHÂN, BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ CƯỜNG GIÁP
1. Nguyên nhân:
- Basedow (bệnh grave) là nguyên nhân thường gặp nhất của cường giáp, là 1 bệnh lý do rối loạn tự miễn, thường gặp ở Bệnh nhân trẻ tuổi.
- Bướu giáp đa nhân độc: thường gặp ở người cao tuổi.
- Các nguyên nhân ít gặp: dùng thuốc chứa iod ( VD: aminodaron), adenoma tuyến giáp, viêm tuyến giáp bán cấp, cường giáp giả tạo do dùng thuốc hormon tuyến giáp…
2. Sinh lý bệnh:
- Basedow là bệnh có cơ chế miễn dịch, biểu hiện bằng rối loạn miễn dịch tế bào và miễn dịch dịch thể.
- Bướu đa nhân độc: các vùng chức năng tự động không được điều hòa bởi TSH phát triển trong bướu và tăng sản xuất gây thừa hormon tuyến giáp.
- Vài thể viêm tuyến giáp: gây phá vỡ các nang giải phóng hormon tuyến giáp dự trữ và gây cường giáp thoáng qua, sau đó thường là 1 thời kỳ tương tự suy giáp.
3. Biểu hiện:
- Triệu chứng cơ năng: không chịu được nóng, tăng chuyển hóa gây gầy sút cân, hồi hộp trống ngực, mệt mỏi, rối loạn kinh nguyệt, lo âu, tăng tiết mồ hôi,...
- Triệu chứng thực thể: tăng phản xạ gân xương, run tay biên độ nhỏ, co cơ mi, da nóng ẩm, rụng tóc, nhịp nhanh tim hoặc rung nhĩ, liệt chu kỳ, teo cơ...
- Biểu hiện chỉ gặp trong Basedow: chỉ gặp ở Bệnh nhân basedow, không gặp ở Bệnh nhân cường giáp do nguyên nhân khác. Bệnh mắt do basedow có thể có tăng nhãn áp, đau sau nhãn cầu, lồi mắt, phù quanh hốc mắt, liệt cơ vận nhãn, bệnh lý thần kinh thị giác. Ngoài ra Bệnh nhân basedow có thể có phù niêm trước xương chày do thâm nhiễm da.
4. Chẩn đoán:
Xét nghiệm máu để đo nồng độ hormone tuyến giáp và các kháng thể tự miễn của tuyến giáp:
Hormone kích thích tuyến giáp (TSH)
Hormone tuyến giáp triiodothyronine (T3 )
Hormone tuyến giáp thyroxine (T4)
Kháng thể men peroxidase tuyến giáp (TPO)
Kháng thể tự miễn kháng receptor của TSH (TRAb)
5. Điều trị:
- Thuốc kháng beta – adrenergic: làm giảm nhịp tim, giảm hồi hộp lo lắng.
- Nhóm Propylthiouracil (PTU): Thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp, ức chế chuyển T4 thành T3. Thuốc được lựa chọn để điều trị cường giáp cho phụ nữ có thai với liều duy trì nồng độ FT4 gần với mức cao của bình thường.
- Methimazole: Thuốc ức chế tổng hợp hormon tuyến giáp. Thuốc có tác dụng nhanh hơn PTU, thời gian bán thải dài, thời gian tác động dài hơn.
- Iod phóng xạ: Đây là phương pháp có thể sử dụng khi điều trị nội khoa kéo dài không hiệu quả, tái phát sau phẫu thuật hoặc có suy tim nặng không dùng được thuốc kháng giáp tổng hợp. Tuy nhiên phương pháp này không được sử dụng cho phụ nữ có thai và cho con bú.
- Phẫu thật cắt tuyến giáp: Nên được sử dụng trong trường hợp bướu giáp quá to hoặc  ở Bệnh nhân từ chối điều trị nội khoa hoặc điều trị nội khoa không hiệu quả.
6. Theo dõi điều trị:
Cần nhiều tháng để Bệnh nhân trở về bình giáp. Bệnh nhân được đánh giá sau mỗi 4 đến 6 tuần bằng khám lâm sàng và định lượng FT4 để được điều chỉnh liều thuốc và phát hiện sớm các tác dụng phụ của phương pháp điều trị.
Nếu bạn cần thăm khám và tư vấn sức khỏe hãy đến ngay Bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Nội- Bắc Giang với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn giàu kinh nghiệm và các phương pháp máy móc trang thiết bị hiện đại giúp chuẩn đoán nhanh và chính xác bệnh.
 

Tác giả: Quản trị viên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm2
  • Hôm nay676
  • Tháng hiện tại14,478
  • Tổng lượt truy cập308,302
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây