Bệnh tay chân miệng những điều cần biết

Thứ năm - 21/03/2024 23:24
Tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virus đường ruột gây ra, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi và có hai mùa dịch là tháng 3-5 và 9-12.
Bệnh tay chân miệng những điều cần biết
1.Bệnh tay chân miệng là gì?
-Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm do virut đường ruột gây ra,lây từ người sang người theo đường tiêu hoá,dễ gây thành dịch.Bệnh xảy ra quanh năm và gặp ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi.
-Tác nhân gây bệnh thường gặp là coxackie virus A6,A10,A16 và Enterovirus 71(EV71).
-Biểu hiện chính là tổn thương da,niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng,lòng bàn tay,lòng bàn chân,mông,gối.
-Bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não,viêm cơ tim,phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không phát hiện sớm và xử lý kịp thời.Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71.
2.Chẩn đoán bệnh tay chân miệng
Chẩn đoán dựa vào các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng,cụ thể:
* Triệu chứng lâm sàng
-Giai đoạn ủ bệnh:3-7 ngày
-Giai đoạn khởi phát:từ 1-2 ngày với các triệu chứng như sốt nhẹ,mệt mỏi,đau họng,biếng ăn,tiêu chảy vài lần trong ngày
-Giai đoạn toàn phát:có thể kéo dài 3-10 ngày với các triệu chứng điển hình của bệnh:
+Loét miệng:vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng,lợi,lưỡi,gây đau miệng,bỏ ăn,bỏ bú,tăng tiết nước bọt.
+Tổn thương đa dạng hồng ban hoặc bóng nước ở lòng bàn tay,lòng bàn chân,gối,mông tồn tại trong thời gian ngắn dưới 7 ngày sau đó có thể để lại vết thâm,rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
+Sốt nhẹ,ăn,bú kém
+Biến chứng thần kinh,tim mạch,hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2-ngày 5,có thể đến ngày 7 của bệnh
+Giật mình chới với là dấu hiệu quan trọng báo hiệu biến chứng thần kinh.Trẻ sốt cao hoặc nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng.
-Giai đoạn lui bệnh:thường từ 3-5 ngày sau giai đoạn toàn phát,trẻ hồi phục hoàn toàn nếu không có biến chứng.
*Cận lâm sàng chẩn đoán bệnh:Để chẩn đoán chính xác bệnh,cần thực hiện xét nghiệm RT-PCR hoặc phân lập virus để chẩn đoán xác định nguyên nhân.
3.Biến chứng bệnh tay chân miệng
Biến chứng thần kinh,tim mạch,hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5,có thể đến ngày 7 của bệnh.
3.1 Biến chứng thần kinh:viêm não,viêm thân não,viêm não tuỷ,viêm màng não
-Giật mình chới với:từng cơn ngắn 1-2 giây,chủ yếu ở tay và chân,dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa
-Ngủ gà,bứt rứt,chới với,đi loạng choạng,run chi,mắt nhìn ngược
-Rung giật nhãn cầu
-Yếu,liệt chi(liệt mềm cấp)
-Liệt dây thần kinh sọ não
-Co giật,hôn mê là dấu hiệu nặng
-Tăng trương lực cơ(biểu hiện duỗi cứng mất não,gồng cứng mất vỏ).
3.2 Biến chứng tim mạch,hô hấp:viêm cơ tim,phù phổi cấp,tang huyết áp,suy tim,truỵ mạch
-Mạch nhanh > 150 lần/phút
-Thời gian đổ đầy mao mạch chậm > 2 giây
-Da nổi bông(nổi vân tím),vã mồ hôi,chi lạnh.Các biểu hiện rối loạn vận mạch có thể chỉ khu trú ở 1 vùng cơ thể(1 tay,1 chân)
-Giai đoạn đầu có huyết áp tang,giai đoạn sau mạch,huyết áp không đo được
-Khó thở:thở nhanh,rút lõm ngực,khò khè,thở rít thì hít vào,thở nông,thở bụng,thở không đều.
-Phù phổi cấp:sùi bọt hồng,khó thở,tím tái,phổi nhiều ran ẩm,nội khí quản có máu hay bọt hồng.
4.Điều trị bệnh tay chân miệng
*Nguyên tắc điều trị:
-Cấp cứu và xử trí kịp thời các trường hợp nặng
-Phân độ đúng và điều trị phù hợp theo phân độ
-Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu,chỉ điều trị hỗ trợ
-Theo dõi sát để phát hiện sớm các biến chứng
-Bảo đảm dinh dưỡng đầy đủ,nâng cao thể trạng
*Điều trị cụ thể:
-Vệ sinh răng miệng sạch sẽ cho trẻ
-Trẻ cần được nghỉ ngơi tránh các kích thích
-Điều trị triệu chứng như:
+Hạ sốt cho trẻ:Khi trẻ sốt từ 38,5 độ C trở lên cần cho trẻ dung hạ sốt paracetamol hoặc ibuprofen
+Loét miệng họng:dung dung dịch glycerin borat hoặc kamistard bôi vào các vết loét nhằm sát khuẩn và giảm đau giúp trẻ ăn uống dễ dàng hơn.
+Bù nước điện giải bằng dung dịch oresol
+Nếu có co giật cần dùng các thuốc chống co giật
-Bổ sung các vitamin c,kẽm,thuốc tang cường sức đề kháng cho trẻ để nhanh hồi phục.
Cần tái khám ngay khi có các dấu hiệu như:
-Sốt cao >=39 độ C
-Nôn nhiều
-Thở nhanh,khó thở,mệt lả
-Giật mình,quấy khóc,khó ngủ
-Đi loạng choạng
-Da tái,nổi vân tím,tay chân lạnh,vã mồ hôi
-Co giật,hôn mê
Nếu trẻ có các biểu hiện nặng cần được điều trị chuyên sâu,khoa hồi sức tích cực theo đúng chỉ định.
5.Phòng bệnh tay chân miệng
*Nguyên tắc phòng bệnh
-Trên thế giới hiện nay đã có vaccin phòng bệnh nhưng ở Việt Nam chưa có
-Áp dụng các biện pháp phòng ngừa chuẩn và phòng ngừa đối với bệnh lây qua đường tiêu hoá,đặc biệt chú ý tiếp xúc trực tiếp với nguồn lây.
*Phòng bệnh ở cộng đồng
-Vệ sinh cá nhân,rửa tay bằng xà phòng(đặc biệt sau khi thay quàn áo,tã,sau khi tiếp xúc phân và nước bọt)
-Rửa sạch đồ chơi,vật dụng,sàn nhà
-Lau sàn nhà bằng dung dịch khử khuẩn cloramin B 2% hoặc các dung dịch khử khuẩn khác
-Hạn chế tiếp xúc trẻ bệnh tại nhà
-Không đến nhà trẻ,trường học,nơi các trẻ chơi tập trung trong 7-10 ngày đầu của bệnh.
Khi trẻ có các biểu hiện của bệnh,hãy đưa trẻ đến Bệnh viện ĐKQT Hà Nội-Bắc Giang để được các bác sĩ chuyên khoa nhi khám và tư vấn điều trị kịp thời.

 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

Giới thiệu Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang

Hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế tỉnh Bắc Giang, ngày một nâng cao vị thế của mình với đầy đủ các chuyên khoa như : Khoa Khám Bệnh, Khoa Cận Lâm Sàng, Khoa Liên Chuyên...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập9
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay718
  • Tháng hiện tại15,699
  • Tổng lượt truy cập176,304
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây