CÚM B: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT

Thứ năm - 02/05/2024 21:43
CÚM B: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT
1. Cúm B là gì?
Cúm là một bệnh truyền nhiễm do virus Influenza gây ra, bệnh cúm tấn công hệ hô hấp thông qua mũi, cổ họng và phổi. Đối với hầu hết mọi người, cúm sẽ tự khỏi ngay cả khi không can thiệp điều trị. Tuy nhiên, cúm và các biến chứng của nó có thể gây tử vong ở những đối tượng có nguy cơ cao như người già, người có bệnh nền, người suy giảm miễn dịch…
Bệnh cúm thường xuất hiện vào giai đoạn chuyển mùa, lây nhiễm qua đường hô hấp hoặc qua tiếp xúc, bệnh rất dễ lây từ người này sang người khác và thành dịch trong cộng đồng. Trong lịch sử, thế giới đã từng ghi nhận nhiều đại dịch cúm nguy hiểm cướp đi sinh mạng của hàng triệu người.
Virus gây bệnh cúm ở người được chia làm 3 chủng cúm A, B, C. Trong đó, cúm A là loại cúm rất phổ biến, có thể lây truyền từ động vật sang người. Các đại dịch cúm trong lịch sử phần lớn do chủng cúm A gây ra, như A/H5N1, A/H3N2, A/H1N1… Cúm C có hiểu hiện bệnh rất nhẹ, ít lây nhiễm ở người.
Cúm B là một dạng của virus cúm, cúm B cũng có khả năng tạo thành nhóm dịch bệnh theo mùa và có thể lây truyền quanh năm.
 
2. Cúm B có nguy hiểm không?
- Cúm B nói riêng và bệnh cúm nói chung thuộc nhóm bệnh viêm đường hô hấp trên, rất dễ lây sang người khỏe mạnh khi người bệnh ho, hắt hơi trong khoảng cách 2m, hoặc khi tiếp xúc với bề mặt có nhiễm virus sau đó chạm tay vào mũi, miệng cũng làm tăng khả năng nhiễm cúm.
Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Hoa Kỳ khẳng định, cả hai loại cúm A và B đều có thể phát triển thành bệnh nghiêm trọng như nhau, phản bác quan niệm sai lầm trước đây cho rằng cúm loại B nhẹ hơn. Do đó, chúng ta không vì thế mà chủ quan với bệnh cúm B.
- Các chủng cúm B: Cúm B chỉ có một chủng virus gây bệnh duy nhất, không chia thành các phân loại như cúm A và chỉ được chia làm 2 dòng phổ biến là cúm B/Yamagata và cúm B/Victoria. So với các chủng cúm A, cả 2 dòng cúm B đều ít có sự biến đổi hơn, hầu như không thay đổi về bản chất kháng nguyên.
- Thời gian ủ bệnh cúm B: Thời gian ủ bệnh khi nhiễm virus cúm B khá ngắn, chỉ khoảng 1-3 ngày và không xuất hiện các dấu hiệu bệnh rõ ràng. Tiếp đó, bệnh sẽ diễn tiến trong khoảng 3-5 ngày với những cơn sốt nhẹ hoặc sốt cao đến 41oC kèm theo đau họng, hắt hơi, sổ mũi, ho. Tuy nhiên, do bệnh lây nhiễm qua dịch tiết mũi, nước bọt và tiếp xúc nên trong thời gian ủ bệnh vẫn có thể lây nhiễm sang người khoẻ mạnh.
Khi bị nhiễm cúm, người có sức đề kháng tốt cần nghỉ ngơi tốt trong vài ngày là khỏi bệnh, không ảnh hưởng quá lớn đến hệ hô hấp, sức khỏe cơ thể. Tuy nhiên, ho và cảm giác mệt mỏi có thể kéo dài đến 2 tuần hoặc lâu hơn gây cảm giác khó chịu cho người bệnh.
3. Triệu chứng cúm B
Cúm loại B sẽ khiến bệnh nhân gặp các triệu chứng nghiêm trọng hơn cảm lạnh thông thường. Phát hiện sớm các dấu hiệu nhiễm cúm có thể ngăn chặn virus tiến triển nặng và giúp bạn tìm ra hướng điều trị tốt nhất. Ở cúm B triệu chứng phổ biến bao gồm:
- Sốt
- Ớn lạnh
- Viêm họng
- Ho
- Sổ mũi và hắt hơi
- Mệt mỏi
- Đau nhức cơ khắp cơ  thể

3.1. Triệu chứng hô hấp
Tương tự như cảm lạnh thông thường, cúm B có thể khiến bạn gặp các triệu chứng về đường hô hấp. Các dấu hiệu khởi phát thường bao gồm:
- Ho
- Tắc nghẽn
- Viêm họng
- Sổ mũi.
Tuy nhiên, các triệu chứng đường hô hấp do cúm có thể nghiêm trọng hơn và dẫn đến các biến chứng về sức khỏe khác. Nếu bạn bị hen suyễn, nhiễm trùng đường hô hấp có nguy cơ làm nặng thêm các triệu chứng và thậm chí là gây ra một đợt hen nghiêm trọng.
Nếu không được điều trị hoặc trong những trường hợp nặng hơn, cúm B có thể gây ra:
- Viêm phổi
- Viêm phế quản
- Suy hô hấp
- Suy thận
- Viêm cơ tim hoặc viêm tim
- Nhiễm trùng huyết.
- Suy hô hấp
- Cúm B có thể gây suy hô hấp, nặng hơn có thể gây tử vong
3.2. Triệu chứng toàn thân
Một triệu chứng phổ biến của bệnh cúm là sốt lên tới 41,1 o C. Nếu bạn không hạ sốt trong vài ngày thì cần đến cơ sở y tế ngay lập tức. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể gặp các biểu hiện khác bao gồm:
- Ớn lạnh
- Nhức mỏi cơ thể
- Đau bụng
- Mệt mỏi
- Yếu ớt.
3.3. Triệu chứng dạ dày
Một số ít trường hợp bệnh cúm B cũng có thể gây tiêu chảy hoặc đau dạ dày. Những triệu chứng này phổ biến ở trẻ em và dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề ở dạ dày. Ngoài ra, trẻ em bị nhiễm cúm loại B còn gặp những biểu hiện sau đây:
- Buồn nôn
- Ói mửa
- Đau bụng
- Ăn mất ngon.
4. Các biến chứng của cúm B
Các biến chứng do cúm B có tỷ lệ không nhiều nhưng cũng có khả năng gây ra biến chứng, trong đó biến chứng về hô hấp là thường gặp nhất, bao gồm:
- Viêm phổi tiên phát: Sốt liên tục, sốt cao trên 39oC kéo dài 3-5 ngày không hạ; Hô hấp khó khăn, thở nhanh, thở gấp, nặng hơn có thể gây ra suy hô hấp, suy tuần hoàn; Có thể kèm theo ho khạc đờm, run chân tay, da xanh tái.
- Viêm phổi thứ phát: Thường gặp ở người có bệnh nền mạn tính, trẻ em, người có đề kháng yếu với tình trạng sốt cao trở lại sau khi đã hạ sốt được 2-3 ngày; hô hấp khó thở, đau tức ngực, ho khạc đờm, da xanh tái, suy kiệt, mệt mỏi…
Ngoài ra, nhiễm cúm cũng có thể làm các bệnh mạn tính của người bệnh trở nặng hơn nếu không được điều trị kịp thời, đúng phác đồ, dễ gây ra những biến chứng cho cơ thể như:
Tim mạch: viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, suy tuần hoàn…
Thần kinh: viêm não, viêm màng não, viêm não tủy, viêm đa dây thần kinh, viêm rễ thần kinh…
Với trẻ sơ sinh: viêm tai, viêm xương chũm, nhiễm độc thần kinh.
Với phụ nữ mang thai: ảnh hưởng tới cả mẹ bầu và thai nhi, nghiêm trọng có thể gây dị tật, sảy thai.
5. Một số điều cần lưu ý khi mắc phải cúm B
Hạn chế tiếp xúc với những người xung quanh, đặc biệt là trẻ nhỏ, người cao tuổi và những người có sức đề kháng yếu. Không tụ tập tại những nơi đông người. Trong trường hợp bắt buộc phải ra ngoài, cần đeo khẩu trang, che mũi và miệng khi ho hoặc hắt hơi.
Nằm nghỉ ngơi tại những không gian yên tĩnh, thoáng mát, tránh gió lùa và tránh những nơi có điều hòa vì có thể khiến cho các triệu chứng về đường hô hấp trở nên nghiêm trọng hơn.
Mặc những bộ quần áo thông thoáng, dễ thấm hút mồ hôi.
Uống nước ấm và uống đủ nước từ 2 - 2,5l/ngày.
Cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng, nên ăn những loại thức ăn dễ tiêu hoá, có tác dụng giải cảm như cháo lá tía tô, cháo hành lá… Bổ sung các loại vi chất và vitamin bằng các loại hoa quả, rau xanh…
Nếu sốt cao trên 38,5°C, cần uống ngày thuốc hạ sốt theo chỉ định của bác sĩ, tránh lạm dụng thuốc.
Vệ sinh mũi và súc họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý.
Cúm B là bệnh có thể phòng ngừa và chặn đứng hiệu quả bằng cách tiêm vắc xin. Hiện nay, các chuyên gia và nhiều tổ chức y tế trên thế giới khuyến cáo tất cả mọi người, đặc biệt là trẻ em, người cao tuổi, người có bệnh lý nền nên tiêm phòng vắc xin cúm phòng cúm hàng năm để tự bảo vệ bản thân, gia đình và cộng đồng.
Hiện tại, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang có đầy đủ các loại vaccin  phòng cúm cho trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên và người lớn.

#Bệnh_viện_HàNội_Bắc_Giang
#Khám_cùng_chuyên_gia_tuyến_TW
#Bệnh_viện_chất_lượng_cao
#khám_sức_khỏe_doanh_nghiệp
#chụp_cộng_hưởng_từ
#MRI
#Chuyên_gia
#Tiến_sỹ
------------------------------------
"Bệnh viện ĐKQT Hà Nội - Bắc Giang "
🌟 Vì sức khoẻ mọi người 🌟
✳️ THÔNG TUYẾN BẢO HIỂM TOÀN QUỐC
🏥Địa chỉ : Phú Mỹ 2- P.Dĩnh Kế- TP.Bắc Giang.
🔸Web: http://Benhvienhanoibacgiang.com.vn
🔸Map:
https://goo.gl/maps/bcShb2BFYuQZhXvC9
☎️ CSKH: 0325.255.688
☎️Hotline : 02046 25 25 68 - 0913 073 070 - 088 927 1111
🔺 TRỰC CẤP CỨU : 24/24

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

Giới thiệu Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang

Hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế tỉnh Bắc Giang, ngày một nâng cao vị thế của mình với đầy đủ các chuyên khoa như : Khoa Khám Bệnh, Khoa Cận Lâm Sàng, Khoa Liên Chuyên...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm1
  • Hôm nay315
  • Tháng hiện tại15,732
  • Tổng lượt truy cập176,337
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây