Cổng thông tin điện tử Công ty Cổ phần Y dược Tân Trường Sinhhttp://benhvienhanoibacgiang.com.vn/uploads/logo-benh-vien.png
Thứ tư - 06/03/2024 21:23
Chụp cộng hưởng từ (MRI) và chụp cắt lớp vi tính (CT) là hai phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại và được sử dụng phổ biến trong hệ thống y tế tại Việt Nam. Cả hai đều là những phương pháp chẩn đoán hình ảnh không xâm lấn, tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong cơ thể con người và hỗ trợ hiệu quả cho bác sĩ trong việc chẩn đoán và điều trị bệnh.
Tuy nhiên, chúng tôi vẫn nhận được nhiều câu hỏi của bệnh nhân về hai phương pháp này bởi họ chưa thực sự nắm được chụp MRI là gì, chụp CT là gì và chụp MRI và CT cái nào tốt hơn? Chụp MRI và CT đều là phương pháp tạo ra hình ảnh cấu trúc bên trong bên trong cơ thể người. Trong khi MRI dùng sóng vô tuyến và từ trường để ghi lại hình ảnh thì chụp CT lại sử dụng tia X. Cả hai phương pháp có rủi ro tương đối thấp. Mỗi phương pháp lại có ưu điểm khác nhau tùy thuộc vào từng hoàn cảnh cụ thể.
Ưu điểm của chụp CT
Chụp CT cho ra hình ảnh rõ nét, khả năng phân giải khi chụp mô mềm tốt hơn so với chụp X-quang. Ngoài ra chụp được nhiều lát cắt và nhiều góc độ tránh bỏ sót những tổn thương bên trong cơ thể.
Chụp CT thích hợp để khảo sát những bệnh lý về xương do độ phân giải không gian xương khá cao.
Thời gian chụp nhanh, thường chụp mất 3 đến 5 phút và nhận kết quả sau khoảng 20 đến 30 phút đồng hồ. Cực kỳ phù hợp trong các trường hợp bệnh nhân đang cấp cứu hoặc đánh giá các bộ phận di động như gan, tim, ruột, phổi,…
Chụp CT có thể chụp cho các bệnh nhân không thể chụp MRI như: bệnh nhân có máy trợ thính, có máy tạo nhịp, van tim bằng kim loại,...
Ưu điểm của MRI
Do sử dụng sóng radio và từ trường nên bệnh nhân không bị ảnh hưởng bởi tia xạ như những phương pháp chẩn đoán hình ảnh CT hay Xquang, là phương pháp đảm bảo an toàn cao về mặt sinh học.
Chụp đa lát cắt, hình ảnh chụp ra có độ tương phản và sắc nét cao giúp ích cho phẫu thuật và chẩn đoán. Đặc biệt đem lại độ phân giải hình ảnh mô mềm cao.
Chụp MRI có thể xử lý các xảo nhiễu của bệnh nhân, tái tạo hình ảnh 3D không gian 3 chiều các mạch máu mà không cần phải tiêm thuốc.
Là phương pháp hiệu quả nhất hiện nay trong việc khảo sát não, tủy sống và xương khớp.
Hình ảnh được chụp cộng hưởng từ có giá trị cao trong chẩn đoán, có thể phát hiện những thương tổn giai đoạn đầu mà phương pháp khác không thực hiện được.
Nhược điểm chụp CT
Có thể gây nhiễm xạ từ mức trung bình đến cao. Đặc biệt không an toàn với phụ nữ mang thai và trẻ nhỏ.
Với một số trường hợp sử dụng thuốc cản quang có thể xảy ra các phản ứng phụ không mong muốn từ nhẹ đến nặng, thậm chí còn có thể gây sốc phản vệ.
Nếu trong trường hợp cơ quan chụp và tổn thương có cùng độ đậm thì chụp cắt lớp vi tính sẽ không phát hiện được tổn thương.
Hình ảnh chụp CT Scan còn hạn chế đối với các bệnh lý như gân, cơ, dây chằng,… các thương tổn nhỏ.
Nhược điểm của chụp MRI
Thời gian chụp dài từ 15 - 60 phút có thể gây trở ngại tâm lý cho những bệnh nhân mắc hội chứng sợ không gian kín.
Trong quá trình chụp không được mang thiết bị hồi sức cấp cứu.
Đánh giá các tổn thương xương hoặc những tổn thương có canxi khảo sát bằng phương pháp chụp MRI kết quả thường hạn chế.
Chi phí sẽ đắt hơn chụp CT
NÊN CHỤP MRI HAY CT Quyết định chụp MRI hay CT sẽ được bác sĩ khám cân nhắc dựa trên từng bộ phận cơ thể hoặc trường hợp cụ thể. Nhiều người nghĩ rằng MRI là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại hơn CT. Nhưng thực tế, có những tổn thương chỉ chụp CT mới quan sát được và ngược lại. Trong chẩn đoán và điều trị bệnh, MRI và CT có thể sử dụng độc lập hoặc sử dụng cùng nhau vì mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm riêng. Chụp CT So với MRI thì CT phù hợp hơn để chẩn đoán hình ảnh liên quan đến phần cứng như hộp sọ, hệ xương. CT thường được sử dụng để chẩn đoán:
Tim mạch: Bệnh tim, tắc nghẽn mạch máu, phình động mạch chủ.
Phổi: Dấu hiệu xơ phổi, khí phế thũng, tràn dịch màng phổi, phổi xẹp hoặc các vấn đề khác.
Hệ thống xương: gãy xương, loãng xương, khối u xương.
Não: Trong trường hợp cấp cứu cần chụp nhanh
Chụp MRI
MRI được ưu tiên lựa chọn khi cần chụp thường xuyên để theo dõi điều trị bệnh vì tính an toàn của nó. MRI an toàn cho cả trẻ em và phụ nữ mang thai. Từ tháng thứ 4 trở đi, phụ nữ mang thai có thể chụp MRI để tầm soát nguy cơ dị tật thai nhi. MRI là lựa chọn tốt hơn so với CT hay X-quang khi cần kiểm tra hình ảnh mô mềm, ví dụ như gân, dây chằng bị rách hay thoát vị đĩa đệm. Bác sĩ có thể sử dụng MRI để chẩn đoán một số tình trạng bao gồm:
Khớp: MRI có thể ghi lại rõ ràng các bất thường về dây chằng, khớp và gân.
Xương: MRI cung cấp hình ảnh mô mềm bao quanh xương rất tốt. Kiểm tra cả xương và mô mềm xung quanh giúp bác sĩ có thể đánh giá đầy đủ các vấn đề về xương như nhiễm trùng xương, khối u, ung thư xương.
Mạch máu: chứng phình động mạch, tổn thương gây đau tim và bệnh tim, tắc nghẽn động mạch, các vấn về tim mạch khác. Đặc biệt chụp mạch máu không cần sử dụng thuốc tương phản rất phù hợp đối với các trường hợp bệnh nhân có chống chỉ định sử dụng thuốc tương phản như suy thận….
Não: MRI thường được dùng để chẩn đoán bệnh lý đa xơ cứng, đột quỵ, phình mạch, u não…
Ổ bụng: Giúp phát hiện, đánh giá các tổn thương viêm, u….
Khối u: MRI giúp phát hiện, chẩn đoán các loại khối u ở các vị trí khác nhau trong cơ thể.
Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...
ĐẶT LỊCH KHÁM
ĐẶT LỊCH KHÁM
Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại