SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI

Thứ ba - 26/03/2024 22:30
I.Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
- Bệnh tim mạch nói chung và bệnh lý mạch máu nói riêng đang ngày một gia tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành tim mạch can thiệp cũng khiến các bác sỹ tim mạch quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý mạn tính của hệ tĩnh mạch.
SIÊU ÂM CHẨN ĐOÁN SUY GIÃN TĨNH MẠCH CHI DƯỚI



I.Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là gì?
- Bệnh tim mạch nói chung và bệnh lý mạch máu nói riêng đang ngày một gia tăng. Sự phát triển mạnh mẽ của ngành tim mạch can thiệp cũng khiến các bác sỹ tim mạch quan tâm nhiều hơn đến vấn đề chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời các bệnh lý mạn tính của hệ tĩnh mạch.
-Suy giãn tĩnh mạch chi dưới là: là sự suy giảm khả năng đưa máu về tim của hệ thống tĩnh mạch chi dưới, sự suy giảm khả năng đưa máu về tim dẫn đến hiện tượng ứ đọng máu khiến huyết động bị biến đổi và tổ chức mô xung quanh bị biến dạng
- Nguyên nhân gây suy giãn tĩnh mạch chi dưới hiện chưa xác định rõ ràng nhưng nó có thể liên quan đến yếu tố nguy cơ do tổn thương chức năng của các van 1 chiều thuộc hệ tĩnh mạch ngoại biên trong cơ thể.
- Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể dẫn đến biến chứng khó chữa như: Loét chân, chảy máu, giãn lớn các tĩnh mạch nông, chàm da, viêm tĩnh mạch nông huyết khối,... Vì vậy, việc nhận biết triệu chứng sớm sẽ giúp điều trị và hạn chế diễn tiến của bệnh tốt hơn. Các triệu chứng suy giãn tĩnh mạch chi dưới thường biểu hiện theo các giai đoạn như sau:
   + Giai đoạn đầu: Triệu chứng của bệnh thường thoáng qua, người bệnh có biểu hiện đau, nặng, mỏi chân; việc mang giày dép có thể chật hơn bình thường hoặc chân phù nhẹ khi phải đứng và ngồi nhiều. Bên cạnh đó, có thể bị chuột rút và châm kim như kiến bò vùng cẳng chân về ban đêm hoặc có nhiều mạch máu nhỏ li ti ở cổ chân và bàn chân.
   + Giai đoạn tiến triển: Ở giai đoạn này, chân của người bệnh sẽ phù lên ở mắt cá hoặc bàn chân; màu da vùng cẳng chân thay đổi do máu ứ ở tĩnh mạch lâu ngày nên có dấu hiệu loạn dưỡng và các tĩnh mạch bị trương phồng lên gây ra cảm giác đau nhức, nặng chân, phù. Các hiện tượng này sẽ không mất đi khi người bệnh nghỉ ngơi mà có thể nhìn thấy các búi tĩnh mạch trương phồng nổi rõ trên da thường xuyên hơn.
   + Giai đoạn biến chứng: Suy giãn tĩnh mạch chi dưới có thể biến chứng thành tĩnh mạch nông huyết khối, xuất huyết nặng do giãn vỡ tĩnh mạch và nhiễm khuẩn vết loét nếu suy giãn tĩnh mạch mạn tính.
II.Những ai nên siêu âm tĩnh mạch chi dưới?
  • Khi có những triệu chứng ở chi dưới:
+ Giãn các mạch máu ở chân
+ Đau khi nghỉ ngơi:
+ Đau cấp tính:
+ Khi đo huyết áp tâm thu thì chỉ số huyết áp giữa cổ chân và cánh tay chênh lệch nhiều.
+ Người bệnh có dấu hiệu huyết khối tĩnh mạch, mắc chứng suy giãn các tĩnh mạch nông, bị chấn thương, bệnh tăng hồng cầu vô căn, bệnh tăng độ nhớt máu, người béo phì, sưng phù chân,...
+ Đau cách hồi: Đây là triệu chứng điển hình và thường gặp nhất, đau do thiếu máu cơ lặp lại. Nguyên nhân đau cách hồi là do máu cung cấp không đủ. Các triệu chứng đau xuất hiện tăng lên khi người bệnh gắng sức và giảm khi thư giãn, nghỉ ngơi.
  • Nhóm đối tượng có yếu tố nguy cơ cao :
+ Di truyền: Có bố và/hoặc mẹ bị suy giãn tĩnh mạch thì nguy cơ bị cao hơn.
+ Tuổi tác: Tuổi càng cao sẽ càng có nguy cơ suy tĩnh mạch
+ Nữ giới có nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch cao gấp 3 lần nam giới.
+ Phụ nữ mang thai và sinh đẻ nhiều lần.
+ Người béo phì hoặc ít vận động.
+ Đặc thù công việc: Đứng nhiều, ngồi nhiều hoặc thường xuyên đi bộ.
III. Vai trò của siêu âm Doppler trong chẩn đoán suy tĩnh mạch.
Siêu âm Doppler mạch máu chi dưới là kỹ thuật dùng hiệu ứng Doppler tạo ra các hình ảnh chuyển động của mạch máu, từ đó đánh giá được tình trạng mạch máu (động mạch, tĩnh mạch).chỉ định đầu tay để chẩn đoán bệnh lý suy tĩnh mạch, bởi đây là phương pháp không xâm lấn, đánh giá được huyết động hệ tĩnh mạch chi dưới thông qua kỹ thuật:
- Siêu âm 2D: Xác định vị trí, hình dáng hệ tĩnh mạch chi dưới, đo kích thước tĩnh mạch tại từng vị trí, từ đó xây dựng lược đồ hệ tĩnh mạch chân. Siêu âm đánh giá vị trí, kích thước huyết khối tĩnh mạch chi dưới, góp phần cho việc điều trị hiệu quả hơn.
- Siêu âm Doppler màu, Doppler xung: Tìm dòng trào ngược tự nhiên, hoặc thông qua các nghiệm pháp đặc hiệu được thực hiện trong quá trình siêu âm. Dấu hiệu xuất hiện dòng trào ngược trên siêu âm là tiêu chuẩn chẩn đoán suy tĩnh mạch chi dưới
IV. Chỉ định siêu âm Doppler tĩnh mạch chi dưới trong các trường hợp nào?
- Để chẩn đoán hoặc loại trừ huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới ở người bệnh nghi ngờ bị huyết khối tĩnh mạch sâu và/hoặc tắc mạch phổi trên lâm sàng
- Người bệnh có giãn tĩnh mạch nông trên lâm sàng, có thể có triệu chứng hoặc không
- Người bệnh không có giãn tĩnh mạch nông quan sát thấy trên lâm sàng, nhưng có các dấu hiệu nghi ngờ do tăng áp lực tĩnh mạch: Phù, tê bì, chuột rút về đêm …
- Siêu âm lập bản đồ tĩnh mạch và hướng dẫn thủ thuật điều trị ở người bệnh có chỉ định điều trị suy tĩnh mạch
- Người bệnh có giãn tĩnh mạch dạng lưới hoặc mạng nhện trên da 

- Một số trường hợp lại không có dấu hiệu nhận biết rõ ràng...

Tóm lại khi có các triệu chứng hoặc yếu tố nguy cơ bị suy giãn tĩnh mạch người bệnh cần đến thăm khám chuyên khoa ở những nơi uy tín để được bác sĩ chẩn đoán, thực hiện cận lâm sàng và điều trị sớm để giảm nguy cơ biến chứng về sau./.


 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập4
  • Hôm nay604
  • Tháng hiện tại13,669
  • Tổng lượt truy cập283,558
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây