PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI

Chủ nhật - 11/08/2024 22:56
I. ĐẠI CƯƠNG
- Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể, được giữ vững nhờ hệ thống các dây chằng, bao khớp, sụn chêm và các cơ bao bọc xung quanh nó. Dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng cho việc giữ cho xương chày không bị trượt ra trước so với xương đùi khi khớp gối vận động.
- Đứt dây chằng chéo trước là một thương tổn thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu do các chấn thương thể thao (bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis…), tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt (ngã trượt chân cầu thang, trên sàn nhà…). Khi dây chằng chéo trước bị đứt, xương chày bị trượt ra trước so với xương đùi, khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng lỏng khớp kéo dài có thể dẫn đến các thương tổn thứ phát như rách sụn chêm, giãn dây chằng bao khớp, thoái hóa khớp.
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO  DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO
DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI

I. ĐẠI CƯƠNG
- Khớp gối là một khớp lớn của cơ thể, được giữ vững nhờ hệ thống các dây chằng, bao khớp, sụn chêm và các cơ bao bọc xung quanh nó. Dây chằng chéo trước có vai trò quan trọng cho việc giữ cho xương chày không bị trượt ra trước so với xương đùi khi khớp gối vận động.
- Đứt dây chằng chéo trước là một thương tổn thường gặp mà nguyên nhân chủ yếu do các chấn thương thể thao
(bóng đá, bóng chuyền, cầu lông, tennis…), tai nạn giao thông, tai nạn lao động hay tai nạn sinh hoạt (ngã trượt chân cầu thang, trên sàn nhà…). Khi dây chằng chéo trước bị đứt, xương chày bị trượt ra trước so với xương đùi, khớp gối bị mất vững, người bệnh đi lại khó khăn. Tình trạng lỏng khớp kéo dài có thể dẫn đến các thương tổn thứ phát như rách sụn chêm, giãn dây chằng bao khớp, thoái hóa khớp.


II. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT ĐỨT DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
  1. Triệu chứng lâm sàng:
  • Hoàn cảnh xuất hiện: khởi phát sau chấn thương, hay gặp nhất là trong khi chơi thể thao, kế đến là tai nạn giao thông và ngã do tai nạn sinh hoạt.
–  Nhiều bệnh nhân có thể nghe hoặc cảm nhận thấy tiếng “rắc” ở gối ngay sau chấn thương (không gặp ở tất cả các trường hợp), sau đó là đau, sưng nềhạn chế vận động khớp gối.
– Lỏng gối: một thời gian sau khi hết đau và sưng nề khớp gối, người bệnh có thể đi lại bình thường nhưng sẽ thấy lỏng gối, thể hiện bởi những biểu hiện như:
+ Cảm giác chân yếu hoặc không thật chân khi đi lại.
+ Không thể đi bộ nhanh được, nhất là trên mặt đường không bằng phẳng, thỉnh thoảng đang đi bị trẹo gối.
+ Đi lên, đi xuống cầu thang khó khăn, cảm giác rất sợ khi phải đặt chân bị chấn thương xuống trước.
+ Nếu cố gắng chơi thể thao trở lại, người bệnh không thể hoặc rất khó để trụ bên chân chấn thương, không thể chạy nhanh hoặc chạy theo hình chữ chi, đôi khi đang chạy người bệnh tự ngã mặc dù không có va chạm.
– Teo cơ: do tình trạng đau và lỏng gối nên người bệnh có xu hướng không vận động hoặc hạn chế vận động chân bị chấn thương, khi đi lại chủ yếu tỳ đè bên chân lành, dẫn đến cơ đùi càng ngày teo và chân càng yếu.
– Khám lâm sàng sẽ thấy một số nghiệm pháp điển hình cho đứt dây chằng chéo trước khớp gối như:
+ Dấu hiệu ngăn kéo trước (+)

+ Dấu hiệu Lachman (+)
 
+ Dấu hiệu Pivot shift (+)
 
  1. Cận lâm sàng:
 
– X-quang thông thường: thường không thấy gì đặc biệt trừ một số trường hợp có hình ảnh bong điểm bám dây chằng chéo trước hoặc mảnh sụn vỡ trong khớp, đồng thời phát hiện gãy xương (nếu có)
– Cộng hưởng từ (MRI): hình ảnh mất tín hiệu, mất liên tục của dây chằng chéo trước, phù nề đầu dưới xương đùi, đầu trên xương chày, tụ dịch trong khớp gối hoặc các tổn thương kèm theo (nếu có) của sụn chêm, dây chằng chéo sau…

Hình ảnh XQ khớp gối

Hình ảnh MRI đứt dây chằng chéo trước khớp gối
  1. ĐIỀU TRỊ
  1. Điều trị bảo tồn
    1.1 Chỉ định:
    - Đứt không hoàn toàn dây chằng chéo trước, khớp gối còn vững
    - Đứt dây chằng chéo trước ở bệnh nhân lớn tuổi.
    - Đứt dây chằng chéo trước ở trẻ em còn sụn tăng trưởng

    1.2 Điều trị: chủ yếu dùng thuốc giảm đau, kháng viêm, tập vật lý trị liệu tăng sức mạnh cơ tứ đầu đùi.
  2. Điều trị phẫu thuật:
    Phẫu thuật nội soi tái tạo lại dây chằng chéo trước bị đứt là phẫu thuật phổ biến hiện nay ở Việt Nam và trên thế giới.
    Thời điểm phẫu thuật tốt nhất là sau 3 tuần kể từ khi bị chấn thương.
  1. PHỤC HỒI CHỨC NĂNG SAU PHẪU THUẬT TÁI TẠO DÂY CHẰNG CHÉO TRƯỚC KHỚP GỐI
    1. Nguyên tắc điều trị và phục hồi chức năng
    Phẫu thuật nội soi tái tạo dây chằng chéo trước cho phép người bệnh tập PHCN sớm sau phẫu thuật, khớp gối nhanh chóng lấy lại được biên độ vận động như trước phẫu thuật, sức cơ hồi phục, đồng thời tránh teo cơ đùi.
    2. Các phương pháp và kỹ thuật phục hồi chức năng
    Bài tập gồm những giai đoạn như sau:
    2.1. Ngày 1 sau phẫu thuật
    - Tập lắc, di động xương bánh chè
    - Mang nẹp đùi cẳng chân cố định sau mổ: tập dạng và khép chân, tập nâng toàn bộ chân lên khỏi mặt giường, tập vận động cổ chân trong nẹp.
    - Tập co cơ tĩnh trong nẹp: tập gồng cơ đùi, cơ cẳng bàn chân
    - Tháo nẹp ngày 3-4 lần, tập gấp duỗi gối chủ động có trợ giúp, gấp gối < 60º
    - Đeo nẹp liên tục cả ngày và đêm, kê cao chân phẫu thuật khi nằm nghỉ.
    - Bệnh nhân có thể ngồi dậy trên giường.
    2.2. Ngày 2 sau phẫu thuật
    - Tiếp tục tập các bài tập trên như ngày thứ nhất
    - Mang nẹp: bệnh nhân có thể tập ngồi, tập đứng dậy tỳ nhẹ xuống chân đau với trọng lượng bằng 50% trọng lượng cơ thể.
    - Sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
    2.3. Ngày 3 sau phẫu thuật
    - Tiếp tục tập các bài tập như ngày 1, 2 với cường độ tăng dần.
    - Tập vận động chủ động có kháng trở các khớp tự do tại chân phẫu thuật.
    - Bệnh nhân đi lại, sử dụng 2 nạng nách trợ giúp.
    2.4. Sau 1 tuần sau phẫu thuật
    - Có thể gấp gối đến 90o.
    - Chịu trọng lượng trên chân phẫu thuật với cường độ tăng dần đến 100% trọng lượng.
    - Nếu khớp gối sưng đau tăng lên, ngưng tập, chườm lạnh khớp gối.
    - Mang nẹp cố định gối 4 tuần. Sử dụng nạng nách 4-6 tuần.
    - Sang tuần thứ 2: Khớp gối phải được duỗi hoàn toàn, gối phải gấp được 90o, sức cơ tứ đầu đùi phải đủ mạnh.
    2.5. Từ tuần thứ 3 đến hết tuần thứ 4
    - Tăng cường tập vận động thụ động gối để gối gấp dần tối đa đến 120o.
    - Tăng cường tập nâng chân, tập gấp duỗi gối chủ động tư thế ngồi (chưa có lực cản) để tăng sức cơ tứ đầu đùi.
    - Tập đứng dồn 100% trọng lượng lên chân phẫu thuật.
    - Tập đạp xe đạp tại chỗ không có lực cản.
    - Tập sức cơ tứ đầu đùi bằng cách dùng lực cản ở cẳng chân khi khớp gối duỗi dần từ 90 đến 60o.
    * Sau phẫu thuật 4 tuần phải đạt: tầm vận động khớp gối là 120o và có thể đứng được trên chân phẫu thuật với toàn bộ trọng lượng cơ thể.
    2.6. Từ tuần thứ 5 đến hết tuần thứ 6
    - Tập gấp gối tích cực hơn để tăng tầm vận động của khớp.
    - Tập nhún đùi (xuống tấn) trong giới hạn khớp gối duỗi dần từ 90 đến 40o và ngược lại, tốc độ tăng dần theo thời gian.
    - Tập bước lên và bước xuống một bậc thang.
    - Tập sức mạnh cơ đùi bằng cách tập nâng đùi với tạ hoặc bao cát hoặc chun khi khớp gối gấp 90o với trọng lượng tăng dần.
    - Day mềm sẹo mổ, tập di động xương bánh chè.
    2.7. Từ tuần thứ 7 đến hết tuần thứ 10
    - Tăng cường các bài tập trên để đạt được biên độ gấp duỗi khớp gối thụ động bình thường.
    - Bỏ nẹp, tập đi bộ tích cực và tập dáng đi bình thường.
    - Tập bước lên và bước xuống đến 2-3 bậc thang.
    - Tập nhún đùi với tầm vận động gấp duỗi gối tăng lên và tốc độ tăng dần.
    - Tập chạy trên đường bằng phẳng.
    2.8. Từ tuần thứ 11 đến tuần thứ 16
    - Tăng cường các bài tập trên.
    - Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
    - Tập gấp duỗi gối chủ động phải đạt biên độ bình thường.
    - Vào tuần thứ 16 tầm vận động duỗi chủ động phải đạt duỗi hoàn toàn.
    2.9. Từ tháng thứ 5 đến hết tháng thứ 6
    - Tập các bài tập tăng cường sức mạnh cơ tứ đầu đùi và cơ chậu chày.
    - Tập chạy tốc độ tăng dần, tập lên xuống bậc thang tích cực hơn.
    2.10. Tháng thứ 7
    - Bắt đầu làm quen các môn thể thao ưa thích nhưng với mức độ phù hợp.
    Từ tháng thứ 8 trở đi mọi hoạt động nặng đều được tham gia, tập nhảy trên chân được phẫu thuật. Tập luyện và thi đấu thể thao bình thường.
    3. Các điều trị khác
    - Điều trị: Thuốc giảm đau chống viêm chống phù nề tăng cường.
    - Vật lý trị liệu: vi sóng, điện phân thuốc, điện xung từ tuần thứ 2 sau phẫu thuật
    - Điều trị hỗ trợ: bằng các dụng cụ nạng, gậy, chun, tạ.
  2. THEO DÕI VÀ TÁI KHÁM
    Sau phẫu thuật 2 tuần bệnh nhân được tái khám sau đó cứ 1 tháng được tái khám 1 lần đến khoảng thời gian 1 năm sau phẫu thuật.

Một số hình ảnh tập vận động cho BN sau phẫu thuật tái tạo dây chằng chéo trước khớp gối P tuần thứ 4, gối P gấp tối đa tới 120o, bệnh nhân có thể đứng dồn 100% trọng lượng lên chân đau và đi lại nhẹ nhàng.



 

Tác giả: viên Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay702
  • Tháng hiện tại13,099
  • Tổng lượt truy cập282,988
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây