KHI NÀO CHỤP CỘNG HƯỞNG TỪ CỘT SỐNG THẮT LƯNG

Thứ ba - 03/09/2024 21:51
Cộng hưởng từ thắt lưng là phương pháp chẩn đoán hình ảnh hiện đại mang lại kết quả chính xác cao giúp các bác sĩ điều trị các bệnh về cột sống khi người bệnh bị đau lưng, tê nhức chân tay mà không tìm ra nguyên nhân.
CHT CSLT BS CẢNH 1
CHT CSLT BS CẢNH 1
Chụp cộng hưởng từ(CHT) là một trong những kỹ thuật chẩn đoán hình ảnh hiện đại nhất hiện nay, là phương pháp sử dụng từ trường mạnh và sóng radio để tạo ra hình ảnh của các cơ quan và mô trong cơ thể.
Hình ảnh chụp cộng hưởng từ có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu tốt cho phép phát hiện chính xác các tổn thương hình thái, cấu trúc các bộ phận trong cơ thể được thăm khám. Khả năng tái tạo hình ảnh 3D tốt, không sử dụng tia X nên ngày càng được chỉ định rộng rãi cho nhiều ứng dụng chuyên khoa khác nhau.
  1. Chụp CHT cột sống thắt lưng là gì
Chụp CHT cột sống thắt lưng là kỹ thuật tạo ra hình ảnh của cột sống thắt lưng và các cấu trúc xung quanh.
Cột sống thắt lưng bao gồm 5 đốt sống liền kề nhau, nằm giữa khung xương sườn và xương chậu, tạo ra đường uốn cong thắt lưng, được kết nối và nâng đỡ thông qua khớp các đốt sống và đĩa đệm. Tủy sống và dây thần kinh đi qua cột sống và kết thúc ở phần cột sống thắt lưng trên. Ngoài ra, còn có các cấu trúc mô mềm xung quanh như dây chằng, cơ, gân.
Chụp CHT có thể tái tạo lại hình ảnh 3 chiều bằng từng lát cắt trong ba mặt phẳng, mọi vị trí của cột sống thắt lưng đều được nhìn thấy, nhờ đó có thể phát hiện được các tổn thương nhỏ nhất. So với chụp Xquang và chụp cắt lớp vi tính thì CHT cung cấp hình ảnh rõ nét hơn và vượt trội hơn khi chẩn đoán các tổn thương mô mềm.

 
  1. Khi nào cần chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng?
Khi nhận thấy các triệu chứng sau, nên nghĩ tới việc thăm khám bác sĩ để được tư vấn chụp CHT cột sống thắt lưng:
  • Đau bất thường ở vùng cột sống với tần suất đột ngột hay kéo dài.
  • Đau từ vị trí vùng thắt lưng dần dần lan xuống phần hai chân.
  • Gặp phải tình trạng khó khăn trong việc xoay hay cúi gập người.
  • Biến dạng, cong vẹo cột sống.
  • Từng gặp chấn thương ở khu vực cột sống thắt lưng.
  • Xuất hiện khối u ở vùng cột sống chưa rõ nguyên nhân.
  • Xuất hiện khối bị viêm nhiễm.
  • Người bệnh gặp tình trạng yếu liệt, rối loạn cảm giác một cách từ từ hoặc đột ngột từ vùng thắt lưng xuống đến phần 2 chi dưới.
  • Xuất hiện tình trạng rối loạn chức năng cơ vòng cũng như rối loạn chức năng đại tiểu tiện, chức năng sinh dục.
  • Phim chụp X-quang cột sống thắt lưng cho thấy dấu hiệu bất thường, bác sĩ sẽ yêu cầu người bệnh thực hiện thêm CHT cột sống thắt lưng.
  • Người bệnh có chỉ định theo dõi thêm sau khi can thiệp tại cột sống thắt lưng.
  1. Chụp CHT cột sống thắt lưng giúp chẩn đoán những bệnh lý gì?
Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng có thể phát hiện các nhóm bệnh lý sau:
  • Chẩn đoán các bệnh lý như thoái hóa, thoát vị đĩa đệm, đánh giá chèn ép tủy sống, rễ thần kinh.
  • Tổn thương ở cột sống: gai đốt sống, đặc xương, hẹp khe khớp
  • Đánh giá các bất thường về giải phẫu, các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến cột sống thắt lưng.
  • Chẩn đoán các vấn đề khác như u cột sống, chẩn đoán di căn cột sống ở giai đoạn sớm.
  • Chẩn đoán các bệnh lý trong ống sống như u trong ống sống, tụ máu.
  • Chẩn đoán các bệnh lý tủy sống như u tủy, viêm tủy, bệnh lý chất trắng tủy…
  1. Những lưu ý khi chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng
  • Không mang điện thoại di động và đồ kim loại trong người khi chụp CHT cột sống thắt lưng vì sóng từ trường mạnh của máy chụp sẽ tác động đến những thiết bị này và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. 
  • Không chụp cộng hưởng cột sống thắt lưng cho bệnh nhân phải dùng máy tạo nhịp nhân tạo, máy khử rung, máy trợ tim hoặc trợ thính, thiết bị bơm thuốc tự động dưới da, có kim loại trong cơ thể.
  • Bệnh nhân chỉ chụp CHT khi có chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa để có thể theo dõi sức khỏe và điều trị kịp thời khi cần thiết.
  • Thường thì khi chụp CHT cột sống thắt lưng không cần dùng thuốc tương phản từ. Nhưng một số trường hợp bác sĩ có thể chỉ định sử dụng giúp đánh giá chính xác hơn. Mặc dù loại thuốc này an toàn, nhưng hiếm khi, nó có thể gây suy giảm chức năng thận. Do đó, các trường hợp bị bệnh thận cần đánh giá chức năng thận trước đó hoặc chụp CHT mà không dùng thuốc tương phản từ.
  • Một số ít các trường hợp có thể bị phản ứng với thuốc tương phản từ, gây ra triệu chứng sốc phản vệ. Trước đó những bệnh nhân đã có tiền sử dị ứng cần thận trọng, cân nhắc xem có nên dùng thuốc tương phản từ hay không.
  • Ngoài ra, vì máy chụp CHT là một cổ máy khá kín nên một số người mắc hội chứng sợ không gian kín có thể sẽ cảm thấy khó chịu và lo lắng khi chụp CHT. Nếu bạn cảm thấy lo lắng hãy trao đổi với bác sĩ để được cung cấp thuốc an thần trước khi chụp CHT.
  • CHT không sử dụng bức xạ, do đó có thể thực hiện ở phụ nữ mang thai từ tháng thứ 4 trở đi. Mặc dù chưa có thông tin về việc CHT gây hại cho thai nhi nhưng không khuyến nghị chụp CHT cho phụ nữ mang thai trong ba tháng đầu trừ khi yếu tố lợi ích vượt trội hơn nguy cơ.
  • Phụ nữ đang có thai và cho con bú cần thông báo với bác sĩ để cân nhắc có dùng thuốc tương phản từ hay không.
    Để quá trình chụp CHT diễn ra an toàn, người bệnh cần khai báo đầy đủ và trung thực các thông tin về tình trạng sức khỏe của mình.
  1. Quy trình chụp CHT cột sống thắt lưng.
a. Chuẩn bị trước khi chụp CHT cột sống thắt lưng?
Người bệnh có thể ăn uống bình thường trước khi chụp MRI cột sống thắt lưng.
Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ các thông tin sau:
- Có kim loại hoặc thiết bị cấy ghép trong cơ thể: Máy tạo nhịp tim nhân tạo, máy bơm thuốc, cấy ghép ốc tai điện tử, vật kim loại nội sọ, kẹp kim loại, các bộ phận kim loại như khớp giả, nẹp xương, đinh nội tủy, dụng cụ kim loại trong can thiệp mạch máu, mảnh đạn bom hoặc bất kỳ mảnh kim loại nào khác trong cơ thể…
- Phụ nữ đang mang thai hoặc nghi ngờ có thai.
- Phụ nữ đang cho con bú.
- Tiền sử dị ứng với bất kỳ chất nào.
- Các bệnh lý nền hiện có.
Trước khi chụp MRI, bạn cần thay trang phục do nhân viên y tế cung cấp, tháo bỏ hết các vật dụng, thiết bị, trang sức trên người.
b. Điều gì xảy ra trong khi chụp CHT cột sống thắt lưng?
Người bệnh sẽ nằm trên bàn quét trượt vào ống tròn của máy CHT. Người bệnh sẽ nghe thấy tiếng ồn khá lớn. Đôi khi sẽ có cảm giác giật, rung nhẹ. Trước đó, người bệnh sẽ được cung cấp tai nghe để hạn chế tiếng ồn.
Trong suốt quá trình chụp CHT, người bệnh cần nằm yên và làm theo các hướng dẫn của kỹ thuật viên chẩn đoán hình ảnh.

Quá trình chụp CHT diễn ra trong 10-30 phút hoặc lâu hơn tùy trường hợp.
Bênh viện đa khoa quốc tế Hà Nội Bắc Giang đang sử dụng máy chụp cộng hưởng từ 1.5 Tesla của Siemens, có nhiều ưu điểm vượt trội như tạo ra vùng từ trường mạnh, rút ngắn thời gian chụp và giảm tiếng ồn. Đây là công cụ hữu ích giúp phát hiện các tổn thương và hỗ trợ đắc lực cho bác sĩ trong chẩn đoán và điều trị các bệnh lý ở cột sống thắt lưng cũng như các bệnh lý ở các cơ quan khác.




Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội - Bắc Giang đặt lịch online TẠI ĐÂY

Tác giả: viên Quản trị

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập8
  • Hôm nay604
  • Tháng hiện tại13,689
  • Tổng lượt truy cập283,578
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây