Cổng thông tin điện tử Công ty Cổ phần Y dược Tân Trường Sinhhttps://benhvienhanoibacgiang.com.vn/uploads/logo-benh-vien.png
Thứ ba - 08/10/2024 03:59
Viêm tai giữa là tình trạng thường xảy ra ở trẻ em. Đặc biệt giao mùa là thời điểm phát sinh nhiều bệnh lý tai mũi họng, do đó cha mẹ hãy trang bị thêm những thông tin về dấu hiệu , cách điều trị và các phương pháp phòng viêm tai giữa ở trẻ để có cách xử lý khi trẻ mắc bệnh.
DẤU HIỆU NHẬN BIẾT TRẺ BỊ VIÊM TAI GIỮA Viêm tai giữa ở trẻ em là một bệnh nhiễm trùng tai giữa, xảy ra khi vi rút hoặc vi khuẩn xâm nhập vào tai giữa, khoảng trống phía sau màng nhĩ. Khi bị viêm tai giữa, tai giữa có thể chứa đầy mủ, tạo áp lực vào màng nhĩ gây đau buốt và ảnh hưởng đến khả năng nghe của trẻ. Nhiễm trùng tai xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ nhỏ . Khoảng 25% trẻ em sẽ bị nhiễm trùng tai nhiều lần. Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ bị viêm tai giữa, có thể do virus, vi khuẩn hoặc đồng nhiễm. Các vi khuẩn phổ biến nhất gây viêm tai giữa là Streptococcus pneumoniae, tiếp theo là Haemophilus influenzae và Moraxella catarrhalis. Các yếu tố nguy cơ chính gây nhiễm trùng tai Tuổi: Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ (từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi) có nhiều nguy cơ bị nhiễm trùng tai hơn. Tiền sử gia đình: Yếu tố gia đình có thể tác động làm tăng khả năng viêm tai giữa. Dị ứng: Tác nhân dị ứng gây viêm đường mũi và đường hô hấp trên, có thể làm to các mô lympho. Mô lympho phì đại có thể chặn vòi nhĩ, ngăn dịch chảy ra từ tai. Điều này dẫn đến sự tích tụ dịch trong tai giữa, gây ra áp lực, đau đớn và có thể gây nhiễm trùng. Bệnh mạn tính: Trẻ mắc bệnh mạn tính có nhiều khả năng bị nhiễm trùng tai, đặc biệt là trẻ bị suy giảm miễn dịch và bệnh hô hấp mạn tính, chẳng hạn như xơ nang và hen suyễn. Một số dấu hiệu nhận biết trẻ bị viêm tai giữa Một số triệu chứng điển hình ở những trẻ bị viêm tai giữa cha mẹ cần hết sức lưu ý như :
Trẻ bị đau đầu, sốt cao (>39 độ C)
Trẻ thường xuyên kéo hoặc dụi vành tai, không muốn người khác chạm vào tai vì đau.
Chảy mũi , ho
Thường xuyên quấy khóc, khó ngủ.
Trẻ biếng ăn, bỏ bữa, ăn không ngon, tiêu chảy.
Trẻ phản ứng kém nhanh nhạy trước âm thanh.
Từ ống tai trẻ thấy có mủ hoặc dịch vàng chảy ra.
Hướng điều trị
Dùng thuốc để trị viêm tai giữa cấp, kết hợp vệ sinh mũi họng sạch sẽ
Phẫu thuật
Nếu tình trạng nhiễm trùng do viêm tai giữa có dấu hiệu lan rộng, trẻ không đáp ứng thuốc thì cần phải can thiệp bằng ngoại khoa như cắt amidan, nạo VA hoặc đặt ống thông khí. Các biện pháp giúp đề phòng viêm tai giữa ở trẻ Để giúp trẻ không bị viêm tai giữa, các bậc phụ huynh có thể tham khảo những cách dưới đây:
Trẻ nên được bú sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời vì trong sữa mẹ có chứa hàm lượng kháng thể tự nhiên giúp bảo vệ bé khỏi những tác nhân gây bệnh.
Cho trẻ bú đúng tư thế, không nên cho bé bú nằm vì rất dễ khiến trẻ bị sặc sữa lên mũi, vào tai.
Vệ sinh mũi họng hằng ngày bằng muối sinh lý
Sử dụng tăm bông vệ sinh sạch sẽ tai của trẻ, tuy nhiên không được chọc sâu vào bên trong tai vì có thể làm tổn thương các bộ phận của tai bé.
Tiêm chủng đúng lịch, tiêm phòng phế cầu sẽ giúp trẻ giảm thiểu nguy cơ bị viêm tai giữa;
Không để trẻ tiếp xúc với khói thuốc.
Viêm tai giữa là 1 bệnh lành tính nhưng nếu điều trị không đúng cách, kịp thời có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến thính lực và sức khỏe của trẻ. Do đó khi nhận thấy trẻ xuất hiện các triệu chứng bất thường nghi ngờ bị viêm tai giữa, các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám ngay tại các cơ sở y tế uy tín. Tại Bệnh viện đa khoa quốc tế Hà Nội- Bắc Giang với đội ngũ y bác sĩ chuyên nghiệp nhiều năm kinh nghiệm, trang thiết bị hiện đại chúng tôi luôn sẵn sàng tư vấn, thăm khám và chăm sóc sức khỏe cho bạn và người thân.
Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...
ĐẶT LỊCH KHÁM
ĐẶT LỊCH KHÁM
Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại