Chẩn đoán và điều trị bệnh viêm loét đại trực tràng

Thứ sáu - 18/08/2023 04:15
Viêm loét đại trực tràng là bệnh về đường tiêu hóa hay gặp nhất. Bệnh gây tổn thương lan tỏa lớp niêm mạc và dưới niêm mạc, vị trí chủ yếu là ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng.
Chẩn đoán và điều trị  bệnh viêm loét đại trực tràng
  1. Thế nào là viêm loét đại trực tràng chảy máu
Viêm loét đại trực tràng chảy máu là bệnh lý tiêu hoá mãn tính, có tính chất tự miễn, gây loét và xuất huyết đại trực tràng, làm tổn thương lan toẻ lớp niêm mạc và dưới niêm mạc. Vị trí chủ yếu ở trực tràng và giảm dần cho đến đại tràng lên.
loét đại trực tràng
Hình ảnh viêm loét đại trực tràng 
  1. Nguyên nhân
Nguyên nhân viêm loét đại trực tràng chảy máu đến nay cũng chưa rõ, nhưng bệnh có liên quan tới quá trình đáp ứng miễn dịch, các nguyên nhân viêm loét đại trực tràng vẫn chưa được thống kê đầy đủ, tuy nhiên, một số yếu tố có khả năng tăng nguy cơ mắc bệnh.
    1. Nguyên nhân do di truyền
Một số nghiên cứu chỉ ra có tới 20% người bệnh viêm loét đại trực tràng chảy máu có người thân trong gia đình từng mắc.
    1. Nguyên dân do vi khuẩn
Sự có mặt của vi khuẩn tạo tiền đề cho viêm nhiễm xảy ra, các vị trí viêm nhiễm gây phù nề, sưng đỏ, sau dần dẫn đến loét. Vị trí loét lâu ngày không được điều trị ngày càng lan rộng làm tổn thương lớp niêm mạc sâu hơn, dẫn đến tình trạng chảy máu liên tục
Viêm DTT do nhiễm khuẩn
Viêm loét đại trực tràng do nhiễm khuẩn 
    1. Lối sống thiếu lành mạnh
Một chế độ ăn thiếu khoa học và lối sống không lành mạnh làm tăng thêm nguy cơ viêm loét đại trực tràng. Những người ăn nhiều đồ cay, nóng, chiên rán, sử dụng các chất kích thích như: rượu bia, thuốc lá có khả năng mắc bệnh cao hơn và tỷ lệ xảy ra biến chứng tiêu hoá cũng cao hơn so với những người không sử dụng.
    1. Tâm lý căng thẳng
Hoạt động tiêu hoá ảnh hưởng không nhỏ tới yếu tố thần kinh, đặc biệt là nhu động ruột và đại tràng. Do đó, tâm lý căng thẳng làm tình trạng viêm loét đại trực tràng chảy máu trở nên nghiêm trọng hơn.
  1. Chẩn đoán viêm loét đại trực tràng
Để chẩn đoán bệnh viêm loét đại trực tràn chảy máu, dựa trên các triệu chứng sau:
  • Đau bụng
  • Rối loạn tiêu hoá
  • Đại tiện phân lỏng
  • Phân sống
  • Phân nhầy, mãu mũi. Thậm chí đại tiện phân ra nhiều máu đỏ tươi.
  • Cơ thể gầy sút, thiếu máu
Để chẩn đoán chính xác, cần nội soi ống mềm đại trực tràng
  1. Điều trị
    1. Nguyên tắc điều trị
  • Đối với trường hợp chưa từng điều trị
Khởi đầu một loại thuốc, đánh giá đáp ứng dựa vào triệu chứng lâm sàng sau 10 - 15 ngày
  • Đối với trường hợp đã hoặc đang điều trị các đợt tiến triển nặng:
Bắt đầu lại, điều trị bằng 2 loại thuốc đang điều trị và kết hợp một loại thuốc khác
  • Trường hợp đã được điều trị và ngừng điều trị lâu
Điều trị khởi đầu như trường hợp cưa được điều trị nên bắt đầu điều trị bằng loại thuốc khác.
  • Trường hợp thể nhẹ, tổn thương tối thiểu ở trực tràng, và đại tràng sigma
Nên kết hợp thêm thuốc điều trị tại chỗ như niêm mạc hậu môn, và thuốc thụt
    1. Điều trị nội khoa
  • Tuỳ từng giai đoạn khác nhau, người bệnh có thể được bác sĩ chỉ định và phối hợp các loại thuốc với nhau. Người bệnh cần lưu ý dùng thuốc theo đúng loại, đúng thời gian như chỉ định của bác sĩ, tránh tình trạng khi thấy bệnh có dấu hiệu thuyên giảm đã dừng thuốc. Điều này dễ dẫn đến bệnh không dứt điểm, và tái phát chỉ sau thời gian ngắn.
  • Truyền máu cho bệnh nhân nếu như đại trực tràng bị xuất huyết nặng, gây ra thiếu máu, tuyệt huyết áp để bù vào lượng máu đã mất
  • Ăn uống điều độ, khoa học
  • Tránh ăn đồ cay nóng, đồ chiên, nhiều dầu mỡ, đồ ăn cứng, khó tiêu, hạn chế rượu bia, thuốc lá, thuốc lào, …
  • Bổ sung sắt, acid folic 1mg/ ngày, nếu dùng thuốc 5-ASA kéo dài
  • Bồi phụ nước điện giải
  • Nếu đại tiện phân lỏng, dùng các thuốc đại tiện phân lỏng
  • Nếu đau bụng dùng các thuốc giảm co thắt
  • Điều trị ngoại khoa
Cắt đoạn đại tràng, thay toàn bộ đại tràng chỉ định khi:
  • Thủng đại tràng
  • Phình giãn đại tràng nhiễm động
  • Chảy máu ồ ạt, và điều trị nôi khoa thất bại
  • Ung thư hoá, hoặc dị sản mức độ nặng
  • Lưu ý cho người bệnh
  • Người bệnh cần kiểm tra sức khoẻ định kỳ, khi phát hiện có rối loạn đại tiện, thay đổi tính chất phân như phân có máu, không thành khuôn, đau bụng nhiều, thì cần đến ngay các cơ sở y tế để kiểm tra và điều trị kịp thời. Tránh để những tình trạng muộn, mất máu, thì việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, tốn kém. Nên, nội soi đại trực tràng định kì, theo dõi thường xuyên trong 6 tháng, sinh thiết đại tràng để phát hiện giai đoạn đầu tiến triển ung thư.
  1. Cần quan tâm tới chế độ ăn uống hằng ngày, nên ăn những thức ăn mềm, ít chất xơ như cơm mềm, cơm nhão, cháo, thịt nạc, cá, sữa đậu nành. Lưu ý, tránh ăn rau sống, tiết canh, …
    Hạn chế căng thẳng quá mức, khiến bệnh thêm trầm trọng, nên thư giãn, không sử dụng các chất kích thích, uống đủ nước hằng ngày
     

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

Giới thiệu Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang

Hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế tỉnh Bắc Giang, ngày một nâng cao vị thế của mình với đầy đủ các chuyên khoa như : Khoa Khám Bệnh, Khoa Cận Lâm Sàng, Khoa Liên Chuyên...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập193
  • Hôm nay663
  • Tháng hiện tại16,080
  • Tổng lượt truy cập176,685
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây