Đái tháo đường thai kỳ: Những điều mẹ cần biết?

Chủ nhật - 23/06/2024 22:21
Đái tháo đường (ĐTĐ) là bệnh mạn tính thường gặp. Tương tự ĐTĐ trong dân số chung Đái tháo đường thai kỳ ( ĐTĐTK) cũng tăng theo thời gian.
Tỉ lệ thai phụ có ĐTĐTK ngày càng tăng do tuổi sinh đẻ tăng, phụ nữ ngày càng thừa cân và ít vận động.
TĐTK
TĐTK
Khoảng 50 % phụ nữ mắc ĐTĐTK sẽ tiến triển thành ĐTĐ tuýp 2 sau 05-10 năm sau sinh và chỉ có 31,1 % được chẩn đoán. Trong số được chẩn đoán chỉ có 28,9 % được điều trị
  1. Định nghĩa
  1. Định nghĩa ĐTĐ
ĐTĐ là nhóm những rối loạn chuyển hóa không đồng nhất gồm tăng glucose huyết tương và rối loạn dung nạp glucose do thiếu insulin, giảm tác dụng của insulin hoặc cả hai.
ĐTĐ týp 1 có sự phá hủy tế bào beta và thiếu insulin tuyệt đối, được chia làm hai thế do cơ chế tự miễn và không do tự miễn. Theo hướng dẫn của Bộ Y tế 2021 ĐTĐ týp 1 là một bệnh tự miễn
ĐTĐ týp 2 đặc trưng bởi tình trạng thiểu insulin tương đối kèm đề kháng insulin ngoại biên.
Tiền ĐTĐ là tình trạng rối loạn chuyển hóa glucose
  1. Định nghĩa ĐTĐTK
Theo Tổ chức Y tế thế giới (2013), tăng glucose huyết tương được phát hiện lần đầu trong khi có thai được phân loại thành 2 nhóm là đái tháo đường mang thai (Diabetes in pregnancy) và đái tháo đường thai kỳ (Gestational Diabetes Mellitus). Đái tháo đường mang thai, hay còn gọi là đái tháo đường rỡ (overt diabetes) có mức glucose huyết tương đạt mức chẩn đoán đái tháo đường tiêu chuẩn (WHO, 2006), trong khi đái tháo đường thai ký có mức glucose huyết tương thấp hơn.
Năm 2021 bộ Y tế ban hành hưởng dẫn chẩn đoán ĐTĐ thì ĐTĐTK là ĐTĐ được chẩn đoán trong 3 tháng giữa hoặc 3 tháng cuối và không có bằng chứng về ĐTĐ từ trước
  1. Các yếu tố nguy cơ
ĐTĐTK có xu hướng hay gặp ở những thai phụ sinh con lớn tuổi, sinh nhiều con, thừa cân, tiền căn gia đình có người bị đái tháo đường, tiền căn sản khoa: thai lưu, sinh con to.
Các đối tượng sau có nguy cơ cao xuất hiện đái tháo đường thai kỳ
 
  • Thừa cân hay béo phì: Ở người thừa cân béo phì có tình trạng kháng insulin và tăng tiết insulin gây rối loạn chuyển hoá glucose
PHÂN LOẠI BMI THEO WHO VÀ THEO CHÂU Á
PHÂN LOẠI TIÊU CHUẨN CỦA TỔ CHỨC Y TẾ THẾ GIỚI (WHO) TIÊU CHUẨN DÀNH RIÊNG CHO NGƯỜI CHÂU Á
THIẾU CÂN <18,5 <18,5
BÌNH THƯỜNG 18,5-29,4 18,5-22,9
THỪA CÂN 25-29,9 23-24,9
BÉO PHÌ >30 >25
 
  • Tiền sử gia đình: Tiền sử gia đình có người ở thế hệ thứ nhất bị đái tháo đường là yếu tố nguy cơ cao của ĐTĐTK
  • Tiền sử sinh con to : cân nặng trẻ sơ sinh trên 4000g vừa là hậu quả của ĐTĐTK vừa là nguy cơ mắc ĐTĐTK cho mẹ ở lần mang thai sau.
  • Tiền sử bất thường về dung nạp đường: Đây là yếu cố nguy cơ cao với ĐTĐTK
  • Glucose niệu dương tính: Cũng là yếu tố nguy cơ cao tuy nhiên có khoảng 10-15% thai phụ có glucose niệu mà không phải do ĐTĐTK
  • Chủng tộc: Châu Á là chủng tộc có nguy cơ mắc  ĐTĐTK cao
  • Tuổi mang thai cao >35 tuổi
  • Tiền sử sản khoa bất thường: có thai lưu không rõ nguyên nhân, tiền sản giật,sinh non
  • Hội chứng buồng trứng đa nang
  • Tăng huyết áp: Huyết áp cao 140/90 trở lên hoặc đang điều trị tăng huyết áp
  • Rối loạn lipid máu
  1. Hậu quả của ĐTĐTK
  1. Hậu quả của ĐTĐTK với mẹ
Thai phụ mắc ĐTĐTK có nguy cơ xảy ra các tai biến trong suốt quá trình mang thai cao hơn các thai phụ bình thường. Các tai biến thường gặp là:
- Tăng huyết áp: Thai phụ ĐTĐTK để bị tăng huyết áp hơn các thai phụ bình thường. Tăng huyết áp trong thai kỳ có thể gây ra nhiều biến chứng cho mẹ và thai nhi như: tiên sản giật, sản giật, tai biến mạch máu não, suy gan, suy thận, thai chậm phát triển trong từ cung, sinh non và tăng tỷ lệ chết chu sinh.
- Sinh non: Thai phụ bị ĐTĐTK làm tăng nguy cơ sinh non so với các thai phụ không bị ĐTĐTK. Tỉ lệ sinh non ở phụ nữ ĐTĐTK là 26%, trong khi ở nhóm thai phụ bình thường là 9,7%.
- Đa ối:  Tình trạng đa ối hay gặp ở thai phụ có ĐTTĐTK, tỷ lệ cao gấp 4 lần sao với các thai phụ bình thường.
- Sẩy thai và thai lưu Thai phụ mặc ĐTĐTK tăng nguy cơ sẩy thai tự nhiên, các thai phụ bị sảy thai liên tiếp cần phải được kiểm tra glucose huyết một cách thường quy
- Nhiễm khuẩn niệu: Thai phụ mắc ĐTĐTK nếu kiểm soát glucose huyết tương không tốt càng tăng nguy cơ nhiễm khuẩn niệu.
- Biến chứng cấp: Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu hoặc hôn mê do nhiễm Cetone ở thai phụ.
- Ảnh hưởng về lâu dài: Nhiều nghiên cứu nhận thấy rằng, các phụ nữ có tiền sử ĐTĐTK có nguy cơ cao diễn tiền thành ĐTĐ týp 2 trong tương lai. Cô khoảng 17% đến 63% các phụ nữ ĐTĐTK sẽ bị ĐTĐ týp 2 trong thời gian 5 năm đến 16 năm sau sinh.
  1. Hậu quả của ĐTĐTK với con
ĐTĐ ảnh hưởng lên sự phát triển của thai nhi chủ yếu vào giai đoạn ba tháng đầu và ba tháng cuối thai kỳ. Giai đoạn 3 tháng đầu, thai có thể không phát triển, sảy thai tự nhiên, dị tật bẩm sinh, những thay đổi này thường xảy ra vào tuần thứ 6, thứ 7 của thai kỳ. Chung cho ĐTĐ và ĐTĐTK giai đoạn 3 tháng giữa, đặc biệt 3 tháng cuối thai kỳ có hiện tượng tăng tiết insulin của thai nhi, làm thai nhi tăng trưởng quá mức.
- Tăng trưởng quá mức và thai to
- Hạ glucose huyết tương và các bệnh lý chuyển hóa ở trẻ sơ sinh: Chiếm tỷ lệ khoảng từ 15%-25% ở trẻ sơ sinh của các thai kỳ có đái tháo đường.
- Bệnh lý đường hô hấp: Hội chứng nguy kịch hô hấp.
- Dị tật bẩm sinh ở thời điểm thụ thai của người mẹ bị mắc bệnh ĐTĐ, nếu lượng glucose huyết tương không được kiểm soát tốt thì tỷ lệ dị tật bẩm sinh của trẻ sơ sinh sẽ rất cao từ 8 - 13%, gấp 2-4 lần nhóm không bị ĐTĐ. Tương quan thuận giữa mức HbA1C và tỷ lệ dị tật thai. Trong 3 tháng đầu thai kỳ, khi HbA1C 6,5% nguy cơ dị tật thai tăng.
- Từ vong ngay sau sinh: Có bằng chứng cho thấy tăng glucose huyết tương mạn tính ở cơ thể mẹ giai đoạn từ 3-6 tuần cuối của thai kỳ dẫn đến tăng sử dụng glucose ở thai nhi, xuất hiện tình trạng thiếu oxy ở thai nhi, tăng tình trạng toan máu của thai là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp gây chết thai.
- Tăng hồng cầu Là một tình trạng thường gặp ở trẻ sơ sinh của các thai phụ có ĐTĐTK, nồng độ hemoglobin trong máu tĩnh mạch trung tâm 20g/dl hay dung tích hồng cầu > 65%
- Vàng da sơ sinh: Tăng hủy hemoglobin dẫn đến tăng bilirubin huyết tương gây vàng da sơ sinh, xảy ra khoảng 25% ở các thai phụ có ĐTĐTK.
- Các ảnh hưởng lâu dài: Tăng tần suất trẻ béo phì, khi lớn dễ  mắc ĐTĐ tuýp 2, rối loạn tâm thần, vận động…
  1. Sàng lọc và chẩn đoán ĐTĐTK
  1. Sàng lọc ĐTĐTK
1.1. Đối tượng tâm soát đái tháo đường trong thai kỳ
Trên thế giới có hai mô hình tầm soát chính là tầm soát đại trà và tầm soát chọn lọc (hoặc tầm soát đối tượng nguy cơ).
Mặc dù còn một vài vẫn để chưa được thống nhất, nhưng hầu như các tổ chức chuyên môn trên thế giới khuyến cáo nên tầm soát đại trà ĐTĐTK
    1. Thời điểm tầm soát
a/ Trong 3 tháng đầu
  • Ngay lần khám thai đầu tiên, tiến hành đánh giá các yếu tố nguy cơ của đái tháo đường chung.
  • Nhóm thai phụ nguy cơ thấp: Hẹn xét nghiệm sàng lọc ở tuần 24 - 28.
  • Nhóm thai phụ có nguy cơ cao cần được xét nghiệm glucose huyết tương tĩnh mạch lúc đói (nhịn ăn ít nhất 8 giờ trước xét nghiệm) hoặc bất kỳ ngay trong lần khám thai đầu tiên.
  • Kết quả:
  • Bình thường:
+ Glucose huyết tương tĩnh mạch khi đói 70-90 mg/dl (3,9-5,0 mmol/L)
+ Glucose huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≤199 mg/dL (11 mmol/L)
+ Nhóm này cũng vẫn thực hiện xét nghiệm sàng lọc khi 24 – 28 tuần
  • Nghi ngờ:
+ Glucose huyết tương tĩnh mạch khi đói 91-125 mg/dl. (5,1-6,9 mmol/L) và/ hoặc HbA1c 5,7%-6,4%
+ Thực hiện xét nghiệm sàng lọc ngay
  • Đái tháo đường mang thai:
+ Glucose huyết tương tĩnh mạch khi đói 2126 mg/dL (7,0 mmol/L). Cần làm 2 thời điểm khác nhau hoặc kèm thêm HbA1C bất thường
+ Glucose huyết tương tĩnh mạch bất kỳ ≥200 mg/dl. (11,1 mmol/L) kèm các triệu chứng của tăng glucose huyết điển hình hoặc cơn tăng glucose huyết cấp.
+ Giới thiệu khám chuyên khoa Nội tiết
Y văn ghi nhận tăng HbA1C trong 3 tháng đầu thai kỳ làm tăng nguy cơ dị tật thai (thai vô sọ, tật đầu nhỏ, dị tật tim...) Những thai phụ có HbA1C > 6,5% là có tăng nguy cơ dị tật thai. Chuyên khoa Sản lưu ý nguy cơ dị tật và tư vấn sàng lọc dị tật (đặc biệt dị tật tim thai)


b/ Trong 3 tháng giữa
- Thực hiện tầm soát ĐTĐTK cho mọi thai phụ từ tuần thứ 24 - 28 của tuổi thai và thời điểm này được xem là thời điểm chuẩn, tốt nhất cho phát hiện bất thường chuyển hóa carbohydrate trong thai kỳ với nghiệm pháp dung nạp 75gram glucose.
- Khi thai kỳ bước vào tuần thứ 24 - 28, cần tư vấn cho thai phụ về tầm soát ĐTDTK, phát tờ rơi về những thông tin liên quan ĐTĐTK và hướng dẫn ăn uống hợp lý để thực hiện nghiệm pháp dung nạp glucose 75 gram - 2 giờ vào lần khám thai định kỳ tiếp theo, ghi chú vào số khám thai ngày tái khám.
  • Hướng dẫn chuẩn bị trước khi thực hiện sàng lọc
  • Ba ngày trước khi tiến hành nghiệm pháp chẩn đoán, không ăn chế độ ăn có quả nhiều glucid cũng như không ăn kiêng nhằm tránh ảnh hưởng nghiệm pháp.
- Nhịn đói ít nhất 8 giờ trước khi làm nghiệm pháp (Có thể uống nước lọc).
- Lấy 1-2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương lúc đôi, trước khi làm nghiệm pháp.
- Uống ly nước đường hoặc dung dịch pha sẵn 75g glucose, uống trong vòng 5 phút.
- Lấy 1-2ml máu tĩnh mạch, định lượng glucose trong huyết tương ở 2 thời điểm: 1 giờ và 2 giờ sau uống nước glucose.
- Trong thời gian làm nghiệm pháp thai phụ không ăn uống gì thêm, được ngồi nghĩ ngơi trong phòng làm nghiệm pháp hoặc đi lại nhẹ nhàng trong khuôn viên bệnh viện trong thời gian làm nghiệm pháp.
Kết quả nghiệm pháp dung nạp Glucose
Giờ Glucose huyết tương tĩnh mạch
(mg/dl hay mg%)
Glucose huyết tương  tĩnh mạch
(mmol/l)
Đói ≥  92 ≥ 5,1
1giờ ≥ 180 ≥ 10,0
2giờ   ≥ 153 ≥ 8,5

Nếu có 1 trong các giá trị trên lớn hơn hoặc bằng là chẩn đoán đái tháo đường thai kỳ
c/ Trong 3 tháng cuối
Không có chống chỉ định sàng lọc trong 3 tháng cuối. Để quản lý hiệu quả nên sàng lọc thường quy trong 3 tháng giữa.
  1. Điều trị
  1. Cấp ban đầu:
- Thực hiện sàng lọc dựa vào phân loại theo yếu tố nguy cơ và xét nghiệm đường huyết đói hay đường huyết bất kỳ. Tư vấn, hướng dẫn cho thai phụ chế độ ăn, vận động.
- Để chẩn đoán ĐTĐTK cần thực hiện với xét nghiệm máu tĩnh mạch
- Hỗ trợ trong quản lý, theo dõi việc sử dụng phác đồ điều trị ĐTĐTK do tuyến trên chỉ định.
2. Cấp cơ bản
- Để chẩn đoán cần thực hiện xét nghiệm glucose huyết:
+ Với thai phụ: theo dõi glucose huyết tương mao mạch (Lưu ý: để chẩn đoàn dùng glucose huyết tương tĩnh mạch) trong 2 tuần có hướng dẫn chế độ ăn cho thai phụ đái tháo đường thai kỳ.
+ Thời điểm thứ: cách 3 ngày 1 lần, thời điểm lúc đôi và 2 giờ sau ăn. Mỗi tuần chọn 1 bữa ăn, bữa ăn này có dựa vào kết quả của thử nghiệm 75 gr - 2 giờ. Qua thực tiễn, chỉ cần trong 2 tuần có 4 lần thứ, nghĩa là sau 2 bữa ăn
Bảng Glucose huyết tương mao mạch mục tiêu
Thời điểm Glucose ( mg/dL) Glucose ( mmol/l)
Đói ≥ 95 ≥5,3
1 giờ ≥140 ≥7,8
2 giờ ≥120 ≥6,7
  • Theo dõi thai nhi hướng dẫn thai phụ đếm cứ động thai hàng ngày, ghi vào số khám thai
  • Theo dõi cân nặng, chiều cao tử cung và đo và ghi nhận nhịp tím thai trong mỗi lần khám cho thai phụ.
- Nếu cả 4 lần thứ glucose huyết tương trong 2 tuần đạt mục tiêu, cử động thai và các thăm khám không ghi nhận bất thường: Hướng dẫn thai phụ tiếp tục duy trì chế độ ăn giống như phác đồ hướng dẫn và theo dõi thai kỳ thông thường.
- Nếu có nhiều hơn 4/8 trị số thứ glucose huyết tương mao mạch trong 2 tuần lớn hơn glucose huyết tương mao mạch mục tiêu tư vấn và giới thiệu thai phụ lên Cấp chuyên sâu
3. Cấp chuyên sâu:
Thực hiện như hướng dẫn Cấp cơ bản. Nếu sau 2 tuần, glucose huyết tương mao mạch không đạt mục tiêu thì hướng dẫn thai phụ nhập viện:
+ Thực hiện chế độ ăn khi nhập viện đối với thai phụ, cần có cán bộ được đào tạo về dinh dưỡng và cô khoa Dinh dưỡng tiết chế
Theo dõi glucose huyết tương mao mạch trong vòng 5 ngày. Trong một số ít trường hợp cần kiểm soát chặt chẽ, có thể sử dụng thiết bị theo đồi glucose liên tục (Continouse Glucose Monitor-CGM)
+ Theo dõi thai: hướng dẫn thai phụ đếm cử động thai hàng ngày, đo nhịp tim thai với monitor sản khoa (khi thai 30 tuần), đánh giá chỉ số ối qua siêu âm.
 + Nếu có điều kiện đánh giả tuần hoàn rau thai qua siêu âm Doppler velocimetry (trong khoảng 28-34 tuần).
- Thai phụ đáp ứng với điều trị: các khảo sát tại nhiều đơn vị có đến hơn 80% thai phụ đạt glucose huyết tương mục tiêu sau 5 ngày điều trị Tình trạng thai nhi trong giới hạn bình thường, cho thai phụ xuất viện và hướng dẫn thai phụ tiếp tục áp dụng chế độ ăn đang thực hiện, theo dõi đường huyết (mao mạch), đếm cứ động thai và ghi vào số khám thai.
 + Hẹn khám lại.
- Thai phụ không đáp ứng với điều trị:
+ Glucose huyết tương không đạt mục tiêu sau 5 ngày, thăm khám phối hợp giữa bác sĩ chuyên khoa sản và bác sĩ chuyên khoa nội tiết
+ Điều chỉnh liều insulin cho đến khi đạt đường huyết mục tiêu. Hướng đẫn thai phụ có khả năng tự theo dõi được đường huyết mao mạch và tự tiêm được insulin..
+ Khi glucose huyết tương đã ổn định với Insulin. Cho thai à phụ xuất viện, hướng dẫn thai phụ tiếp tục áp dụng chế độ ăn đang thực hiện, theo dõi cử động thai và ghi vào số khám thai.
+ Hẹn khám lại.
  1.  Dự phòng ĐTĐTK : Điều chỉnh lối sống
  1. Lựa chọn thực phẩm lành mạnh
  2. Kiểm soát tăng cân trong thai kỳ
Khuyến cáo về tăng cân trong thai kỳ tiêu chuẩn Châu Á
BMI trước khi mang thai Tăng cân (Kg) Mức tăng cân trung bình trong quý 2 và quý 3 thời kỳ mang thai (kg/tuần)
Thiếu năng lượng trường diễn
(BMI < 18,5)
12,5-18 0,51 (0,44- 0,58)
Bình thường
(BMI: 18,5-22,9)
11,5-16 0,42( 0,35-0,5)
Thừa cân
(BMI: 23-24,9)
7-11,5 0,28 (0,23-0,33)
Béo phì
BMI >24,9
5-9 0,22 (0,17-0,27)
 
  1. Hạn chế sử dung muối
  2. Hạn chế sử dụng rượu, bia,thuốc lá và các chất kích thích
  3. Giáo dục dinh dưỡng
Giáo dục cho bà mẹ về chế độ ăn uống hợp lý, lành mạnh
  1. Hoạt động thể chất
Hoạt động thể chất phù hợp giúp ngăn ngừa ĐTĐTK , giảm đề kháng insulin, kiểm soát  đường máu và mỡ máu.
 
Hiện nay tại bệnh việnĐK quốc tế Hà Nội – Bắc Giang có triển khai khám sàng lọc ĐTĐTK cho phụ nữ mang thai cho kết quả chính xác. Thai phụ được tư vấn hướng dẫn, tư vấn điều chỉnh và chuyển tuyến điều trị phù hợp nếu có phát hiện đái tháo đường mang thai hoặc ĐTĐ thai kỳ.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết
Giới thiệu

GIỚI THIỆU TỔNG QUÁT

Bệnh Viện Đa Khoa Quốc Tế Hà Nội- Bắc Giang được thành lập và đi vào hoạt động từ năm 2017 cùng với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết, đi cùng là cơ sở vật chất khang trang, sạch sẽ, trang thiết bị hiện đại và kỹ thuật tiên tiến. Trong suốt thời gian qua bệnh viện đã tạo...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập2
  • Hôm nay267
  • Tháng hiện tại11,393
  • Tổng lượt truy cập305,217
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây