Nhận biết và xử trí cơn hen phế quản cấp

Thứ ba - 15/08/2023 03:32
Hen phế quản (HPQ) là một bệnh có đặc điểm là viêm mạn tính niêm mạc phế quản làm tăng phản ứng của phế quản thường xuyên với nhiều tác nhân kích thích, dẫn đến co thắt lan toả cơ trơn phế quản. Sự co thắt phế quản không cố định, thường có thể hồi phục tự nhiên hoặc sau khi dùng thuốc giãn phế quản.
Nhận biết và xử trí cơn hen phế quản cấp
Hen phế quản nếu diễn biến nặng mà không được kiểm soát kịp thời có thể gây ra biến chứng nguy hiểm cho bệnh nhân, thậm chí là tử vong .Do đó ,việc nhận biết cơn khó thở và xử trí ban đầu đúng là hết sức quan trọng đối với bệnh nhân, giúp cho bệnh nhân thoát khỏi cơn khó thở hoặc giảm bớt trước khi được đưa vào bệnh viện.
Dấu hiệu nhận biết cơn hen phế quản cấp
Cơn hen phế quản đặc trưng bởi các dấu hiệu như khò khè, khó thở (hơi thở ngắn), đau hoặc nặng ngực, hay ho. Các dấu hiệu này xuất hiện đột ngột, thường xảy ra sau một yếu tố kích thích như: gắng sức quá mức, tiếp xúc với các chất gây dị ứng (như thuốc, thức ăn, …), thay đổi thời tiết, hay nhiễm virus hô hấp.
Những dấu hiệu báo trước một cơn khó thở do hen phế quản sắp xuất hiện là ngứa họng, ngứa mũi, hắt hơi, ho, chảy nước mắt, nước mũi… Sau những dấu hiệu đó, cơn hen phế quản xuất hiện với các triệu chứng:
+ Khò khè: Là tiếng rít đi kèm với nhịp thở, thường nghe thấy khi thở ra. Đây là biểu hiện thường gặp nhất của cơn hen cấp tính
+ Khó thở: Người bệnh thường bị ngợp, không thở được, không đủ hơi để thở. Khi khó thở nhiều, người bệnh còn có triệu chứng hốt hoảng, nói câu ngắn hoặc từng từ, toát vã mồ hôi,...
+ Ho: Thường đi kèm với khó thở, chủ yếu xảy ra vào thời điểm nửa đêm về sáng hoặc khi người bệnh làm việc gắng sức.
+ Nặng ngực: Người bệnh có cảm giác như có vật nặng đè lên ngực. Đây cũng là một biểu hiện khác của tình trạng khó thở.
+ Nhiễm khuẩn: kèm theo sốt, ho khạc đờm
Nếu nhận biết và điều trị kịp thời triệu chứng khó thở sẽ cải thiện sau vài phút đến vài giờ. Nếu chậm trễ, các triệu chứng nặng hơn như: đau ngực, nặng ngực, nói khó, cảm giác lo âu, bất an, mặt nhợt nhạt, vã mồ hôi, tím môi và đầu ngón. Tình trạng trên nếu kéo dài, người bệnh sẽ bị giảm oxy máu, dẫn đến thiếu máu não và bị ngất, mất ý thức… và có thể tử vong.
Xử trí khi có cơn hen phế quản cấp
Nhằm hạn chế tối đa việc xuất hiện những cơn khó thở cấp tính khiến bệnh nhân phải nhập viện hoặc thậm chí tử vong, bệnh nhân phải tuân thủ đúng theo hướng dẫn điều trị của bác sĩ và tránh các yếu tố khiến mình phải vào đợt khó thở cấp tính. Đồng thời, bên cạnh mình luôn luôn có bình thuốc cắt cơn khó thở dù đang ở bất cứ nơi nào.
Nếu chẳng may, xuất hiện các dấu hiệu đầu tiên của cơn hen, việc cần làm đầu tiên là tránh xa những yếu tố làm cơn hen xuất hiện như phấn hoa, lông thú vật, khói thuốc lá, mùi hoá chất,… và tìm một chỗ thoáng đãng để ngồi. Sau đó sử dụng thuốc để cắt cơn khó thở cấp.
Khi có cơn hen nên dùng thuốc đường xịt, hít sớm ngay khi có triệu chứng đầu tiên vì để càng muộn thì khả năng cắt cơn hen càng thấp.
Liều dùng phù hợp là: 2 lần xịt họng thuốc giãn phế quản tác dụng ngắn. Nếu chưa giảm khó thở thì xịt lặp lại 2 lần cách nhau khoảng 5 - 10 phút.
Nếu là cơn hen phế quản nặng (lúc ngồi nghỉ cũng khó thở, nói không hết được nguyên câu, thở dốc): xịt hít thuốc cắt cơn sau mỗi 2-5 phút và đưa vào bệnh viện gần nhất.
Nếu là cơn hen phế quản đe doạ tính mạng (tím tái, lú lẫn, vã mồ hôi, không thể nói chuyện được): gọi ngay xe cấp cứu, trong thời gian chờ đợi xe thì phải xịt ngay 2- 4 nhát thuốc cắt cơn và lặp lại sau mỗi 3-5 phút.
Phòng ngừa cơn hen phế quản cấp
- Bệnh nhân bệnh hen phế quản cần phải có chế độ, kế hoạch phòng ngừa và điều trị bệnh hen theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
- Cần tránh các yếu tố có thể khiến mình lên cơn khó thở có thể nguy hiểm đến tính mạng.
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ phun hít thuốc./.
 

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Giới thiệu

Giới thiệu Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang

Hơn 10 năm xây dựng và đi vào hoạt động, Bệnh viện ĐKQT Hà Nội – Bắc Giang đã có những bước phát triển quan trọng, đóng góp tích cực vào sự phát triển của ngành y tế tỉnh Bắc Giang, ngày một nâng cao vị thế của mình với đầy đủ các chuyên khoa như : Khoa Khám Bệnh, Khoa Cận Lâm Sàng, Khoa Liên Chuyên...

ĐẶT LỊCH KHÁM

ĐẶT LỊCH KHÁM

Xin mời bạn để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ lại


BẢN ĐỒ CHỈ ĐƯỜNG
Thống kê
  • Đang truy cập7
  • Hôm nay582
  • Tháng hiện tại25,988
  • Tổng lượt truy cập239,931
facebook
messenger
zalo
hotline
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây